Thursday, 18 October 2018

Rễ củ – Wikipedia tiếng Việt


Các củ khoai lang, một loại rễ củ đặc trưng.

Rễ củ trong thực vật học là một loại rễ bên đã biến đổi, phình to ra với chức năng của một cơ quan lưu trữ các chất dinh dưỡng. Vì thế, về nguồn gốc nó khác với thân củ, nhưng chức năng và bề ngoài thì tương tự và gần giống với thân củ. Các ví dụ về thực vật với rễ củ bao gồm khoai lang, sắn và thược dược. Nó là cấu trúc, được sử dụng để cây lâu năm có thể tồn tại từ năm này qua năm khác.

Các rễ phình to làm cơ quan lưu trữ khác với củ thật sự. Khối phình to của các rễ phụ (rễ thứ cấp) với đại diện điển hình là khoai lang (Ipomoea batatas), có các cấu trúc tế bào bên trong và bên ngoài của các rễ điển hình. Các củ thật sự có cấu trúc tế bào của thân, còn trong rễ củ thì không có các đốt và gióng hoặc các lá suy thoái. Một đầu gọi là đầu gần có các mô đỉnh đầu sinh ra các chồi để sau này phát triển thành thân và lá. Đầu kia gọi là đầu xa, thông thường sinh ra các rễ không bị biến đổi. Trong các củ thật sự, trật tự là ngược lại với đầu xa sinh ra thân cây. Về mặt thời gian, các rễ củ là hai năm. Trong năm đầu tiên cây mẹ sinh ra các rễ củ và về mùa thu cây chết đi. Năm sau các rễ củ sinh ra cây mới và bị tiêu hao trong quá trình tạo thành bộ rễ mới cùng thân cây và ra hoa. Các mô còn lại chết đi trong khi cây sinh ra rễ củ mới cho năm kế tiếp sau đó.

Hoa hiên (huyên thảo) (Hemerocallis fulva) cùng một loạt các giống lai ghép của chi này có các rễ củ lớn, H. fulva lan truyền bằng các thân bò lan ngầm, kết thúc khi cây mới phát triển rễ để sinh ra các rễ củ to và từ đó lại sinh ra các thân bò lan mới.

Các thực vật với rễ củ được nhân giống vào giai đoạn từ cuối mùa hè tới cuối mùa đông bằng cách nhổ củ và chia tách nó, sao cho mỗi miếng có một vài mô đỉnh đầu và đem trồng lại.







No comments:

Post a Comment