Wednesday, 17 October 2018

Thượng tướng – Wikipedia tiếng Việt


Thượng tướng là quân hàm sĩ quan cao cấp trong các lực lượng vũ trang của Nga, Thụy Điển, Hungary, Ai Cập, Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên và Việt Nam.


Thông thường, chuyển ngữ của quân hàm này trong tiếng Anh là Colonel General và chỉ có một số quốc gia có quân hàm tương ứng như Nga (Генерал-полковник), Croatia (General pukovnik), Czech (Generálporučík)... Một số tài liệu tại Việt Nam thường chuyển ngữ sang tiếng Anh quân hàm Thượng tướng là Senior Lieutenant-General.

Trong hệ thống quân hàm của Quân đội Nhân dân Việt Nam, quân hàm Thượng tướng ở dưới Đại tướng, trên Trung tướng, mang cấp hiệu 3 sao, được quy định lần đầu tiên vào năm 1958.

Trong hệ thống quân hàm Quân lực Việt Nam Cộng hòa trước đây, do ảnh hưởng hệ thống quân hàm của các nước phương Tây, không hình thành cấp bậc Thượng tướng. Nhìn chung, cấp bậc này được trao cho chỉ huy Tập đoàn quân (Fied Army) hoặc hơn, điều này khiến nó được xem là tương đương Đại tướng.





Thượng tướng là cấp bậc cao nhất trong hệ thống quân hàm của lực lượng Quân Cách mạng Quốc dân Trung Quốc, tiền thân của Quân đội Trung Hoa Dân quốc, được dịch sang tiếng Anh là General. kể từ năm 1935, hệ thống quân hàm của Trung Hoa Dân quốc được cải tổ, đã phân chia quân hàm Thượng tướng thành 3 cấp riêng biệt là Nhị cấp Thượng tướng (二級上將, Er Chi Shang Chiang; tiếng Anh: General), Nhất cấp Thượng tướng (一級上將, I Chi Shang Chiang; tiếng Anh: General, 1st Class) và Đặc cấp Thượng tướng (特級上將, Te Chi Shang Chiang; tiếng Anh: Generalissimo). Cấp bậc Đặc cấp Thượng tướng chỉ tôn phong cho Tưởng Giới Thạch vào năm 1935 và bãi bỏ sau khi ông chết năm 1975.



Quân hàm Thượng tướng (상장, Sangjang) được thiết lập trong hệ thống quân hàm Quân đội Nhân dân Triều Tiên vào ngày 8 tháng 2 năm 1948, ban đầu là cấp bậc cao cấp thứ 2 sau quân hàm Đại tướng (대장, Taejang). Đến tháng 2 năm 1953, Triều Tiên đặt thêm 2 cấp quân hàm là Thứ soái và Nguyên soái, quân hàm Thượng tướng trở thành cấp bậc đứng thứ 4. Đến năm 1992, với sự ra đời của quân hàm Đại Nguyên soái, cấp bậc Thượng tướng tụt xuống thành cấp bậc cao cấp thứ 5 trong hệ thống quân hàm.


Quân đội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa[sửa | sửa mã nguồn]


Khi hệ thống quân hàm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thiết lập năm 1955 thì cấp bậc Thượng tướng (上將, Shàng Jiāng; tiếng Anh: General) với 3 sao, là bậc thứ 4 sau các cấp Đại tướng, Nguyên soái và Đại Nguyên soái. Do cấp Đại nguyên soái không bao giờ được áp dụng, nên trên thực tế cấp bậc này trở thành cấp bậc thứ 3. Năm 1965, do ảnh hưởng cuộc Cách mạng Văn hóa, hệ thống quân hàm bị bãi bỏ và chỉ được phục hồi vào năm 1988. Bấy giờ, cấp bậc Thượng tướng được phân thành 2 cấp là Thượng tướng (上將, Shàng Jiāng; tiếng Anh: General) với 3 sao và Nhất cấp Thượng tướng (一級上將, Yī Jí Shàng Jiāng; tiếng Anh: Senior General) với 4 sao. Trên thực tế, cấp bậc Nhất cấp Thượng tướng là cấp bậc quá độ để phục hồi quân hàm cho các Đại tướng cũ và nó cũng không được áp dụng phong thêm cho ai cho đến khi chính thức bị bãi bỏ năm 1994. Từ đó, cấp Thượng tướng (上將, Shàng Jiāng với 3 sao) trở thành cấp bậc cao nhất.

Tại Trung Quốc, còn có một thuật ngữ khác là Ngũ tinh Thượng tướng (五星上將, Wǔ Xīng Shàng Jiāng, chuyên dùng để chuyển ngữ cho cấp bậc mang ý nghĩa General of the Army trong tiếng Anh.

Thượng tướng của Trung Quốc thường đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh đại quân khu, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ủy viên hoặc Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương.



Cấp bậc Thượng tướng xuất hiện lần đầu trong Quân đội Nhân dân Việt Nam vào năm 1958. Hai quân nhân đầu tiên thụ phong quân hàm này là Chu Văn Tấn và Văn Tiến Dũng (sau thăng Đại tướng). Thượng tướng của Việt Nam thường đảm nhiệm chức Thứ trưởng, Tổng tham mưu trưởng (Từ năm 2001), Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Trong lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam, quân hàm tương đương là Đô đốc, cấp cao nhất của hải quân. Quân hàm Đô đốc được quy định lần đầu tiên trong luật ban hành ngày 31 tháng 12 năm 1981. Quân nhân đầu tiên được thụ phong quân hàm này là Giáp Văn Cương.

Xem Thượng tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam.


Một số Thượng tướng tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]



Trong Công an nhân dân Việt Nam Thượng tướng thường đảm nhiệm các chức vụ từ Thứ trưởng đến Thứ trưởng thường trực Bộ Công an. Một số Thượng tướng tiêu biểu:



Ngoài ra, Thượng tướng còn là một chức quan võ trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến, nhưng không phải thuộc hàng cao cấp nhất. Ví dụ như nhà Lý (1009-1225) chia các chức quan võ như sau: Đô thống, Nguyên súy, Tổng quản, Khu mật sứ, Khu mật tả hữu sứ, Tả hữu kim ngô, Thượng tướng, Đại tướng, Đô tướng, Tướng quân các vệ, chỉ huy sứ, vũ vệ, hỏa đầu, các binh tào Vũ Tiệp và Vũ Lâm. Các chức quan võ này đều thấp hơn Thái úy và nội ngoại Hành điện Đô trị sự, Kiểm hiệu Bình chương sự.

Phẩm trật các hàng quan võ đều có chín bậc (nhất phẩm, nhị phẩm, v.v) nhưng giữa chức và phẩm trật thì chưa thấy sách nào ghi lại mối tương quan của chúng.

Thời Trần có các Thượng tướng Trần Khát Chân, Trần Quang Khải...



Trong quân đội Đức Quốc xã, cấp bậc General der Truppengattung được xem là tương đương Thượng tướng binh chủng, là cấp hàm cao thứ 3 trên trung tướng, thấp hơn đại tướng. Cấp bậc này có danh xưng cụ thể theo từng binh chủng khác nhau như:


Lục quân (Heer)

Không quân (Luftwaffe)

Mặc dù có danh xưng khác nhau nhưng về cấp hiệu thì không có sự phân biệt nào.

Các cấp bậc này đều bị bãi bỏ năm 1945.


Quân đội Nhân dân Quốc gia Đức[sửa | sửa mã nguồn]


Trong Quân đội Nhân dân Quốc gia Đức, cấp bậc Generaloberst được xem như là tương đương cấp bậc Thượng tướng.



Thượng tướng (tiếng Ai Cập: فريق أول) là cấp hàm cao thứ hai trong quân đội Ai Cập, sau Nguyên soái. Thượng tướng Ai Cập thường giữ các chức vụ Tổng tư lệnh và Bộ trưởng Quốc phòng.



Thượng tướng (tiếng Nga: Генерал-полковник) là cấp hàm cao thứ ba trong Quân đội Nga, sau Đại tướng và Nguyên soái. Thượng tướng Nga thường giữ các chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng, Thứ trưởng Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng, Phó Tổng tham mưu trưởng, Tư lệnh Quân chủng, Tư lệnh Quân khu.












No comments:

Post a Comment