Vympel R-73 (tên ký hiệu của NATO AA-11 Archer) được Vympel NPO phát triển, đây là một loại tên lửa tầm ngắn hiện đại của Nga. Nó được thiết kế để sử dụng trong các cuộc không chiến tầm gần.
R-73 được phát triển thay thế cho tên lửa tầm ngắn Molniya R-60 (AA-8 'Aphid') được sử dụng trên các máy bay chiến đấu của Liên Xô. Công việc bắt đầu vào năm 1973, và tên lửa bắt đầu trang bị vào năm 1985.
R-73 là một tên lửa dẫn đường hồng ngoại nhạy cảm (tìm kiếm mục tiêu tỏa nhiệt), thiết bị cảm ứng có thể "nhìn" thấy mục tiêu lên đến góc 60°. Nó có thể hiển thị lên trên màn hình gắn trên mũ của phi công (HMS), cho phép phi công điều khiển tên lửa đến mục tiêu. Tầm bay tối thiểu là 300 m, trên độ cao lớn nó có thể đạt đến 30 km.
R-73 là một tên lửa có khả năng hoạt động rất lớn mà trên nhiều phương diện, được tin tưởng hơn loại tên lửa cao cấp AIM-9M Sidewinder của Mỹ[cần dẫn nguồn], chính điều này đã thúc đẩy sự ra đời của một loạt các loại tên lửa như AIM-132 ASRAAM, IRIS-T, MBDA MICA, Python IV[cần dẫn nguồn] và các phiên bản sau của Sidewinder là AIM-9X, loại này được bắt đầu trang bị vào năm 2003.
Từ năm 1994, R-73 được nâng cấp thành mẫu R-74EM (hay R-73M), nó bắt đầu phục vụ năm 1997. R-74EM có tầm bắn lớn và có góc dò tìm lớn (60°), cải thiện IRCCM (máy chống phá rối hệ thống đo hồng ngoại).
Loại tên lửa này được sử dụng trên MiG-29, Su-27, Su-32 và Su-35, và có thể mang trên nhiều loại máy bay như MiG-21, MiG-23, Su-24, Su-25 nhờ các phiên bản mới. Nó còn có thể mang trên máy bay trực thăng tấn công của Nga, bao gồm Mil Mi-24, Mil Mi-28, và Kamov Ka-50.[cần dẫn nguồn]
- Trọng lượng: 105 kg (231 lb)
- Chiều dài: 2900 mm (9 ft 6 in)
- Đường kính: 170 mm (6.7 in)
- Sải cánh: 510 mm (20 in)
- Vận tốc: Mach 2.5
- Tầm bay: 30 km (18.75 mi)
- Đầu nổ: 7.4 kg (16.3 lb)
- Dẫn đường: tia hồng ngoại
- Được sử dụng trên: MiG-29, Su-27, Su-35, MiG-21, MiG-23, Su-24, Su-25, Mil Mi-24, Mil Mi-28, Kamov Ka-50
Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Vympel R-73 |
No comments:
Post a Comment