Thursday 18 October 2018

Hồ Baikal – Wikipedia tiếng Việt



Hồ Baikal

Olchon1.jpg
Tảng đá pháp sư trên đảo Olkhon

Karte baikal2.png

Bản đồ hồ Baikal

Địa lý
Tọa độ
53°26′32″B 108°10′10″Đ / 53,442264°B 108,169555°Đ / 53.442264; 108.169555Tọa độ: 53°26′32″B 108°10′10″Đ / 53,442264°B 108,169555°Đ / 53.442264; 108.169555
Nguồn cấp nước chính
Selenge, Chikoy, Khilokh, Uda, Barguzin, Thượng Angara
Nguồn thoát đi chính
Angara
Lưu vực
560.000 km² (216.000 mi²)
Quốc gia lưu vực
Nga
Độ dài tối đa
636 km (395 mi)
Độ rộng tối đa
79 km (49 mi)
Diện tích bề mặt
31.494 km² (12.159,9 mi²)
Độ sâu trung bình
758 m (2.487 ft)
Độ sâu tối đa
1.637 m (5.371 ft)
Thời gian giữ lại nước
350 năm[cần dẫn nguồn]
Cao độ bề mặt
456 m (1.496 ft)
Các đảo
22 (Olkhon)
Khu dân cư
Irkutsk

Hồ Baikal trên bản đồ Nga
Hồ Baikal

Hồ Baikal

Hồ Baikal (phiên âm tiếng Việt: Hồ Bai-can; tiếng Nga: о́зеро Байка́л, chuyển tự. Ozero Baykal, IPA [ˈozʲɪrə bɐjˈkal]; Buryat: Байгал нуур, tiếng Mông Cổ: Байгал нуур, Baygal nuur, nghĩa là "hồ tự nhiên"[1]; tiếng Kyrgyz: Байкол) là hồ lâu đời nhất trên thế giới.[2]

Hồ nằm ở phía nam Siberi thuộc Nga, giữa tỉnh Irkutsk ở phía tây bắc và nước Cộng hòa Buryatia ở phía đông nam, đây là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 20% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng quanh năm trên bề mặt thế giới.[3][4]

Với 1.642 m (5.387 ft),[5] Baikal là hồ sâu nhất[6] và nằm trong số các hồ trong nhất[7] trong tất cả các hồ trên thế giới. Tương tự như hồ Tanganyika, hồ Baikal được hình thành từ một thung lũng tách giãn cổ có hình lưỡi liềm dài với diện tích bề mặt 31.722 km2 (12.248 sq mi), nhỏ hơn so với hồ Superior hay hồ Victoria. Baikal là nơi sinh sống của hơn 1.700 loài động thực vật, hai phần ba trong số đó không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới[8] và đã được UNESCO công nhận là một Di sản thế giới vào năm 1996.[9] Khu vực bờ đông của hồ Baikal là nơi sinh sống của các bộ lạc người Buryat,[10][11] họ chăn nuôi dê, lạc đà, bò và cừu,[11] trong một môi trường khắc nghiệt khi nhiệt độ trung bình tối thiểu vào mùa đông là −19 °C (−2 °F) và tối đa trong mùa hè chỉ là 14 °C (57 °F).[12]





Hồ Baikal được gọi là "Bắc Hải" (北海) trong các thư tịch cổ Trung Quốc.[13] Hồ nằm trong lãnh thổ của Hung Nô, lãnh thổ này trải dài từ biên giới với nhà Hán ở phía nam đến rừng taiga Siberi ở phía bắc, hồ đã chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh giữa Hán và Hung Nô.[14][15][16] Người châu Âu có thông tin hạn chế về hồ cho đến khi đế quốc Nga mở rộng ra khu vực này vào thế kỷ 17. Nhà thám hiểm Nga đầu tiên tiếp cận hồ Baikal là Kurbat Ivanov vào năm 1643.[17]




Một mô hình độ cao số hóa của vùng hồ Baikal




Đường sắt xuyên Siberi đã được xây dựng từ năm 1896 đến năm 1902. Việc xây dựng tuyến đường sắt thắng cảnh quanh cực tây nam của hồ Baikal cần đến 200 cây cầu và 33 đường hầm. Cho đến khi công trình này hoàn thành, một phà xe lửa sẽ chuyên chở các chuyến tàu qua hồ (từ cảng Baikal đến Mysovaya) trong một số năm. Khi bị đóng băng trong mùa đông, có thể đi bộ qua hồ song có nguy cơ bị tê cóng và giảm thân nhiệt gây chết người do các cơn gió lạnh di chuyển suốt bề mặt bằng phẳng của lớp băng. Bắt đầu từ năm 1956, việc ngăn nước bằng đập Irkutsk trên sông Angara đã làm tăng mức nước của hồ thêm 1,4 m (4,6 ft).[18]

Khi xây dựng tuyến đường sắt, một cuộc thám hiểm địa lý thủy văn do F.K. Drizhenko đứng đầu đã có kết quả là bản đồ đường đồng mức chi tiết đầu tiên của đáy hồ.[2]

Hồ Baikal nằm trong một thung lũng tách giãn, được tạo thành bởi đới đứt gãy Baikal, nơi lớp vở trái đất bị tách ra.[4] Với chiều dài 636 km (395 mi) và chiều rộng 79 km (49 mi) và diện tích 31.722 km2 (12.248 sq mi), hồ Baikal có diện tích bề mặt lớn hơn bất kỳ hồ nước ngọt nào khác tại châu Á và là hồ sâu lớn nhất thế giới với độ sâu 1.642 m (5.387 ft) dưới mực nước biển. Phần đáy của hồ sâu 1.186,5 m (3.893 ft) dưới mực nước biển, song bên dưới đó là 7 km (4,3 mi) trầm tích, vì thể điểm đáy của đứt gãy sâu 8–11 km (5,0–6,8 mi) dưới mặt đất xung quanh: và là đứt gãy trên lục địa sâu nhất trên trái đất.[4] Theo quan điểm địa chất, đứt gãy này vẫn còn trẻ và đang hoạt động, nó mở rộng khoảng 2 cm mỗi năm. Đớt đứt gãy này cũng có hoạt động động đất, ngoài ra cũng có các suối nước nóng trong khu vực quanh hồ. Hồ Baikal được phân thành ba bồn hay bể: Bắc, Trung và Nam, với độ sâu tương ứng là 900 m (3.000 ft), 1.600 m (5.200 ft), và 1.400 m (4.600 ft). Bồn Bắc và Trung tách biệt nhau qua dãy Academician trong khi khu vực quanh đồng bằng Selenga và vùng yên ngựa Buguldeika tách biệt bồn Trung và Nam. Hồ thoát nước qua sông Angara, một chi lưu của sông Enisei.



Nổi tiếng nhất trong vùng hồ là loài hải cẩu Baikal nerpa. Được cho đã di chuyển đến đây từ Bắc Băng Dương hơn 800.000 năm trước, những chú hải cẩu nhỏ da trơn này đã trở thành biểu tượng của vùng di sản thiên nhiên Baikal diệu kỳ.



Kiểm băng yểm trợ trên thuyền hovercraft Hivus-10

Sự ô nhiễm và nạn săn trộm đã làm giảm phần lớn số lượng nerpa. Hiện chỉ còn khoảng 60.000 con đang sinh sống trong hồ, giảm hơn 100.000 con so với vài năm trước. Hải cẩu Baikal hay ẩn náu nên rất khó quan sát. Du khách đến đây thường chọn cách đến thăm vườn nuôi hải cẩu nerpa ở Irkutsk hoặc Listvyanka.

Nerpa vốn không có kẻ thù tự nhiên nào nên số lượng lẽ ra phải tăng không ngừng. Tuy nhiên, chúng đã bị săn bắt trong nhiều thập kỷ bởi người Buryat, những cư dân bản xứ vùng hồ Baikal (các nhà thám hiểm người Nga mới chỉ bắt đầu đặt chân đến Baikal từ năm 1643).




  1. ^ Altangerel Damdinsuren, English to Mongolian Dictionary (1998) Silverland: A Winter Journey Beyond the Urals, London, John Murray, page 173

  2. ^ a ă Fact Sheet: Lake Baikal — A Touchstone for Global Change and Rift Studies, Tháng 7 năm 1993 (Truy cập 04 tháng 12 năm 2007) Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “touchstone” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác

  3. ^ “Lake Baikal: the great blue eye of Siberia”. CNN. Bản gốc lưu trữ 11 tháng 10 năm, 2006. Truy cập 21 tháng 10 năm, 2006. 

  4. ^ a ă â “The Oddities of Lake Baikal”. Alaska Science Forum. Truy cập 7 tháng 1 năm 2007. 

  5. ^ “A new bathymetric map of Lake Baikal. MORPHOMETRIC DATA. INTAS Project 99-1669.Ghent University, Ghent, Belgium; Consolidated Research Group on Marine Geosciences (CRG-MG), University of Barcelona, Spain; Limnological Institute of the Siberian Branch of the Russian Academy of Sciences, Irkutsk, Russian Federation; State Science Research Navigation-Hydrographic Institute of the Ministry of Defense, St.Petersburg, Russian Federation”. Ghent University, Ghent, Belgium. Truy cập 9 tháng 7 năm 2009. 

  6. ^ “Deepest Lake in the World”. geology.com. Truy cập 18 tháng 8 năm 2007. 

  7. ^ Jung, J.; Hojnowski, C., Jenkins, H., Ortiz, A., Brinkley, C., Cadish, L., Evans, A., Kissinger, P., Ordal, L., Osipova, S., Smith, A., Vredeveld, B., Hodge, T., Kohler, S., Rodenhouse, N. and Moore, M. (2004). “Diel vertical migration of zooplankton in Lake Baikal and its relationship to body size” (PDF). Trong Smirnov, A.I.; Izmest'eva, L.R. Ecosystems and Natural Resources of Mountain Regions. Proceedings of the first international symposium on Lake Baikal: The current state of the surface and underground hydrosphere in mountainous areas. "Nauka", Novosibirsk, Russia (PDF). tr. 131–140. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2009. 

  8. ^ “Russia”. Britannica Student Encyclopedia. Encyclopædia Britannica Online. 2007. Truy cập 3 tháng 7 năm 2007. 

  9. ^ “Lake Baikal — World Heritage Site”. World Heritage. Truy cập 13 tháng 1 năm 2007. 

  10. ^ Hammer, M.; Karafet, T. (1995). “DNA & the peopling of Siberia”. Smithsonian Institution. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2009. 

  11. ^ a ă Hudgins, S. (2003). The Other Side of Russia: A Slice of Life in Siberia and the Russian Far East (PDF). Texas A&M University Press. Truy cập 9 tháng 8 năm 2009. 

  12. ^ Fefelov, I.; Tupitsyn, I. (tháng 8 năm 2004). “Waders of the Selenga delta, Lake Baikal, eastern Siberia” (PDF). Wader Study Group Bulletin 104: 66–78. Truy cập 9 tháng 8 năm 2009. 

  13. ^ Yap, Joseph (2009). Các cuộc chiến tranh với Hung Nô: Một bản dịch từ Tư trị thông giám. AuthorHouse. tr. 276. ISBN 9781449006051. Truy cập 25 tháng 7 năm 2012. 

  14. ^ http://www.orientaldiscovery.com/10/html/2009072306292531-572.html

  15. ^ John Man (2008). “The Great Wall”. ISBN 9781458754998. 

  16. ^ http://www.chinaahistoryofwarfare.com/han/

  17. ^ “Research of the Baikal”. Irkutsk.org. Ngày 18 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2012. 

  18. ^ “Irkutsk Hydroelectric Power Station History”. Irkutskenergo. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2010. 




No comments:

Post a Comment