Thursday 18 October 2018

Bà vú – Wikipedia tiếng Việt





Bà vú, hay bà vú nuôi, là một người giúp việc sống cùng với một gia đình và chăm sóc trẻ em của gia đình đó. Bà vú có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đứa trẻ.Bà vú nếu còn trẻ thì còn được gọi là cô bảo mẫu.



Cải cách ruộng đất – Wikipedia tiếng Việt


Cải cách ruộng đất là chính sách mà một chính phủ đề ra để phân phối lại hoặc chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp. Thông thường thuật ngữ này để chỉ sự chuyển quyền sở hữu từ thiểu số những cá nhân hay tập thể sở hữu quá nhiều đất ruộng hay đồn điền sang các cá nhân làm việc trên những khu đất đó. Việc chuyển quyền sở hữu đó có thể được bồi thường hoặc không, và cũng có thể được hay không được tán thành. Thuế đất là một hình thức cải cách ruộng đất điều hòa hơn.





Do hoàn cảnh chia cắt của đất nước, tại Việt nam đã có hai cuộc cải cách ruộng đất tiến hành song song và riêng biệt là


Cải cách ruộng đất (sau năm 1976)[sửa | sửa mã nguồn]


Trong thời đổi mới, một số ruộng đất của các hợp tác xã đã được chia thành ruộng tư canh. Sau 1975, chính sách di dân có kế hoạch của nhà nước đã đưa nhiều dân cư miền Bắc vào Nam. Riêng vùng Tây Nguyên, đã có gần 1,8 triệu người di cư theo kế hoạch và hàng chục vạn dân di cư tự do [1]. Chính phủ cũng thành lập những vùng kinh tế mới tại miền Trung để di dân lên lập nghiệp.

Từ thập niên 90, Đảng và Nhà nước Việt Nam có chủ trương lớn là thực hiện đồn điển đổi thửa, dưới tên gọi "dồn ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn" với mục đích là cho xuất hiện những vùng chuyên canh lớn, đầu tiên là tại Hà Tây, tuy nhiên cuộc tiến hành còn nhiều chậm chạp và không đạt được tác dụng lớn, vì những vướng mắc từ cơ chế[2]. Từ năm 1998, với Nghị quyết 6 của Bộ Chính trị, kinh tế trang trại chính thức được công nhận như một loại hình sản xuất của thời kỳ "hậu khoán 10". Đến nay, cả nước có gần 100.000 trang trại, với tổng diện tích hơn nửa triệu hécta, thu hút trên 400.000 lao động nông thôn, trong đó gần 70% là lao động thuê [3].

Hiện nay, cả nước đang có tới 70 triệu thửa ruộng manh mún, bình quân mỗi hộ nông dân chỉ có 0,7 ha đất canh tác [4]. Do thiếu kỹ thuật canh tác, thiếu vốn nên nhiều nông dân không đất sản xuất vì sang nhượng cho người khác, rồi sau đó lại làm thuê trên đất của mình [5].












Haruno Sakura – Wikipedia tiếng Việt















Haruno Sakura
(春野 サクラ)
Haruno Sakura.jpg
Haruno Sakura trong Naruto anime phần 1
Xuất hiện lần đầu
Manga: chương 3
Anime: tập 1
Diễn viên lồng tiếng
Nakamura Chie (tiếng Nhật)[1]
Kate Higgins (tiếng Anh)[2]
Kim Ngọc (tiếng Việt)
Hồ sơ
Tuổi
12[3]-13[4] trong Phần I
15[5]-16[6] trong Phần II
Ngày sinh
28 tháng 3 (cung Bạch Dương)
Nhóm máu
O
Chiều cao
Phần I: 148,5 cm - 150,1 cm
Phần II: 161 cm
Cân nặng
Phần 1: 35.4 kg-35.9 kg
Phần II: 45.4 kg
Số đăng ký ninja
012601
Gia đình
Cha Kizashi và Mẹ Mebuki
Uchiha Sasuke (chồng)
Uchiha Sarada (con gái)
Thông tin
Cấp bậc chính thức
Ninja y thuật (Iryō-nin), Jounin
Làng hiện tại
làng Lá
Đội hiện tại
Nhóm Kakashi
Đội trước kia
Nhóm 7
Những thuật biết sử dụng

  • Chakra tăng cường sức mạnh (Chakra Enhanced Strength)

  • Chakra phẫu thuật (Chakra Scalpel)

  • Cánh hoa anh đào thần tốc (Cherry Blossom Impack)

  • Nhẫn thuật xuất chất độc khỏi cơ thể (Delicate Illness Extraction Technique)

  • Nhẫn thuật trị thương (Mystical Palm Technique)

  • Bách Hợp Ấn (Byakugou Seal)

  • Thuật Triệu Hồi (Sên Chữa Trị)

  • Saraida

Haruno Sakura (春野 サクラ, はるの サクラ) là một nhân vật nữ trong bộ manga và anime Naruto do Masashi Kishimoto sáng tác. Haruno có nghĩa là "cánh đồng mùa xuân" và Sakura nghĩa là "hoa anh đào" - một loài hoa mang vẻ đẹp mỏng manh và thanh khiết của đất nước mặt trời mọc Nhật Bản và cũng là biểu tượng của tinh thần võ sĩ đạo. Trong tiếng Nhật, cụm từ "Haruno Sakura" nghĩa là "cánh đồng hoa anh đào mùa xuân" – đây chính là thời điểm hoa anh đào đẹp nhất. Cái tên này rất hợp với mái tóc màu hồng của Sakura.

Kishimoto gặp phải vài khó khăn trong việc vẽ, khiến tác giả vô tình làm nổi bật vài đặc điểm của cô, trong đó có cái trán khá là rộng.[7][8]

Haruno Sakura là một ninja nữ (kunoichi) thuộc làng Lá, và là thành viên nhóm 7, bao gồm cả Uzumaki Naruto, Uchiha Sasuke và người thầy giáo tài năng nhưng đầy bí ẩn của họ – thầy Hatake Kakashi. Lúc còn nhỏ, Sakura rất yêu thích nét lạnh lùng và đầy bí ẩn của Sasuke như hầu hết bạn nữ khác ở học viện ninja, ca ngợi cậu ta bất cứ khi nào có thể, và cô thường bắt nạt Naruto vì cho rằng cậu ngăn cản tình cảm của cô dành cho Sasuke. Sau khi Sasuke rời làng đi theo Orochimaru, cô vô cùng suy sụp, bắt đầu từ bỏ sự dại khờ và yếu đuối trong tim. Sakura cũng dần dần yêu quý Naruto với tư cách là đồng đội cùng nhóm. Trong Phần II, cô đối xử tốt hơn với Naruto, họ cùng cố gắng thực hiện ước mơ mang Sasuke trở lại. Sakura được tác giả xây dựng với 2 khả năng chính là thuật chữa trị và cú đấm siêu mạnh với khả năng sử dụng và điều khiển Charka chính xác, thành thạo, thuần thục. Vài nhà xuất bản manga và anime đã bày tỏ sự hoan nghênh cũng như phê bình nhân vật Haruno Sakura. Ban đầu cô được coi là một nhân vật nữ shōnen điển hình, có vai trò làm cô gái trong mơ của nhân vật chính Naruto.[9][10] Việc cô thoát ra được khuôn mẫu điển hình này khi câu chuyện tiếp diễn đã được các nhà phê bình đánh giá cao.[11]





Mặc dù Sakura là nhân vật nữ thường gặp nhất trong Naruto, Masashi Kishimoto ban đầu lại không có ý định cho Sakura làm một nhân vật nữ anh hùng. Kishimoto quy việc này là do anh không thể vẽ tốt nữ anh hùng, không hiểu nổi đàn ông là một ví dụ cho nữ anh hùng mà anh không thể giải quyết tốt. Việc tạo ra Sakura là do mong muốn của Kishimoto: Tạo ra một nhân vật nữ hơi khó chịu nhưng lại có tấm lòng nhân hậu.[7] Mặc dù vậy, Kishimoto vẫn thích Sakura, anh cảm thấy nhiều tính cách của cô đều dễ gặp trong mỗi người, điều đó khiến cô gần gũi với thực tế hơn.[12]

Khi thiết kế Sakura, Kishimoto tập trung vào hình ảnh của cô và tạo ra một trang phục càng đơn giản càng tốt. Đây là một sự chệch hướng với các nhân vật chính khác trong truyện, vì họ đều có trang phục rất chi tiết. Xà cạp của Sakura là khía cạnh đáng chú ý nhất, vì điều đó cho thấy cô rất năng động.[7] Lúc đầu, xà cạp của cô kéo dài xuống dưới đầu gối và gần như trở thành quần. Khi Phần I tiếp diễn, xà cạp trở nên ngắn hơn và bó hơn.[13] Tương tự như sự thiếu kinh nghiệm của anh trong việc vẽ nữ anh hùng, lúc đầu Kishimoto muốn vẽ Sakura thật dễ thương, giống như hình tượng nhân vật nữ trong mộng của các nam chính nhưng ông đã không có đủ kinh nghiệm để vẽ Sakura trông "thật dễ thương". Mặc dù anh đã cho rằng ngoại hình hiện tại của cô đã dễ thương hơn, Kishimoto và nhiều thành viên làm manga Naruto đồng ý rằng Sakura còn "hơn cả dễ thương" vào đầu truyện.[12]

Vào thời kì đầu bộ truyện, Kishimoto quá tập trung vẽ nó trong những cảnh hay bản vẽ quảng cáo mà Sakura đóng vai trò chính. Vì vậy cái trán của cô trở nên quá rộng.[8] Khi thiết kế Sakura trong Phần II, Kishimoto quyết định thay quần áo cô sang một bộ kiểu karate sao cho nhân vật trông được linh hoạt hơn. Một phần ở trên vẫn có cảm giác truyền thống để làm cô trông nữ tính hơn.[14] Ngoài ra ông từng chia sẻ rằng ông hay gặp khó khăn khi vẽ Sakura vì đối với cô, ông phải vẽ thật lâu và cẩn thận vì cô là nhân vật nữ khá phổ biến.



Sakura có mái tóc màu hồng tươi, đôi mắt xanh to và làn da trắng. Sakura đã từng bị bắt nạt rất nhiều vì có trán khá lớn, do đó cô mới có biệt danh là "Trán Dô". Cô đã để tóc mái với hi vọng có thể che bớt vầng trán của mình đi, tuy nhiên Ino đã khuyến khích cô để lại kiểu tóc cũ. Trong phần I, Sakura mặc một bộ sườn xám màu đỏ có hoạ tiết là những vòng tròn trắng, có hoặc không có tay áo ngắn, có khoá kéo, quần soóc bó màu xanh lá cây sẫm, và băng bảo vệ trán mà cô sử dụng như một chiếc băng đô để làm nổi bật khuôn mặt mình.

Ở phần II, Sakura, giờ đã là một Chunin, một thiếu nữ xinh đẹp. Cô mặc trang phục mới bao gồm một áo màu đỏ có kiểu dáng tương tự như phần trên của bộ trang phục trong phần I, găng tay đen, giày đen, quần soóc đen, váy ngắn hồng nhạt, băng bảo vệ khuỷu tay màu hồng và băng bảo vệ trán màu đỏ. Váy và băng bảo vệ khuỷu tay của cô cũng có màu hồng trong anime. Sakura bây giờ còn được trang bị thêm một tanto (dao ngắn) mà cô luôn để trong cái túi y tế mà cô luôn mang. Khi không phải làm nhiệm vụ, cô thường mặc áo sơ mi màu đỏ, với một áo sơ mi màu vàng sáng bên trong và váy màu xanh nước biển. Trong bộ trang phục này, cô vẫn đi đôi giày ống của mình. Trong phần Chiến tranh thế giới shinobi, cô còn mặc bộ trang phục của Lực lượng Đồng minh Shinobi gồm một chiếc áo khoác kiểu làng Lá, một chiếc váy (thay vì quần như mọi người) và đi đôi giày thường thấy của mình. Sau đó, cô thay váy bằng quần để dễ làm công việc cứu thương.

Một điểm đáng chú ý trong ngoại hình của Sakura là mái tóc của cô. Ở đầu bộ truyện, tóc của Sakura rất dài (khi cô còn bé, có tin đồn rằng Sasuke thích con gái tóc dài). Trong phần Kì thi Chunin, khi Sakura cố bảo vệ cho Sasuke và Naruto (lúc này đều đã bất tỉnh) sau cuộc chiến với Orochimaru ở vòng 2, Tsuchi Kin đã túm lấy tóc cô và chế giễu cô là kẻ chú trọng đến vẻ bề ngoài của mình hơn là cố gắng nâng cao các kĩ năng. Kin giữ chặt Sakura, túm tóc cô và buộc cô phải nhìn Abumi Zaku tấn công Rock Lee. Việc này đã ép Sakura phải cắt tóc mình để thoát khỏi Kin, kiên quyết tấn công đội Dosu với một mục tiêu mới là vượt qua đồng đội của mình. Tóc của cô rất ngắn và rồi bù lúc đó. Sau trận đấu, Ino đã cắt tóc cho Sakura để nó được gọn gàng hơn. Trong thời gian rèn luyện với Tsunade sau kì thi Chunin, cô đã để cho mái tóc mình mọc dài trở lại nhưng rồi lại cắt một lần nữa sang kiểu tóc mới ngắn ngang vai. Giống như Shizune, cô cũng hay buộc tóc thành kiểu đuôi ngựa khi làm việc.



Khi còn nhỏ, Sakura là một cô bé nhút nhát và rất tự ti về vầng trán rộng của mình. Phải đến khi gặp được Yamanaka Ino, được cô ấy bảo vệ khỏi những kẻ bắt nạt và trở thành bạn của nhau thì Sakura mới dần dần lấy lại được sự tự tin. Trong phần I, Sakura được khắc họa là một cô gái mộng mơ, ồn ào và có phần đanh đá. Tuy được đánh giá là một trong những học viên có thành tích xuất sắc nhất lớp nhưng về sau, Sakura càng ngày càng trở nên xao nhãng việc rèn luyện kĩ năng ninja do luôn luôn tìm cách tỉa tót ngoại hình và lôi kéo sự chú ý của Sasuke. Cũng chính bởi điều này mà cô cảm thấy việc Uzumaki Naruto muốn tiếp cận và cứ cố gắng gây ấn tượng với cô thật phiền phức. Cô mắng cậu ta ngu ngốc và trẻ con, thậm chí còn cho rằng vì lớn lên trong hoàn cảnh không gia đình mà cậu ta trở thành cái đồ rắc rối cho mọi người như vậy. Cô cũng không hề nhận ra Naruto có tình cảm đối với mình. Sasuke đã chỉ cho cô rõ rằng cô chưa từng trải qua mất mát trong cuộc đời nên không thể nào hiểu được cậu ta hay Naruto. Từ đây trở đi, Sakura mới bắt đầu thay đổi cách suy nghĩ về Naruto; cô đặt mình vào vị thế của đối phương để nhìn nhận sự việc và đã phần nào thấu hiểu được cảm xúc của bạn. Trải qua thời gian, Sakura dần dần bồi đắp tình cảm bạn bè với các thành viên khác trong đội 7.

Đến phần II, Sakura đã trưởng thành và trở nên bớt vị kỷ hơn mặc dù đôi khi cô vẫn tỏ ra xét nét, nhất là đối với Naruto. Sau khi biết được về những gian khổ Naruto phải trải qua cùng với hiểm họa từ Vĩ thú Kurama, Akatsuki và đặc biệt là dưới tác động từ lời hứa nhất định sẽ mang Sasuke về làng mà Naruto đã dành cho cô, Sakura ngày càng quan tâm, lo lắng và săn sóc cậu bạn hơn nữa. Cô luôn mong muốn có thể góp sức mình giúp cậu vượt qua tất cả những trở ngại này. Trong nội bộ đội 7, họ đã xây dựng một tình bạn sâu sắc tương tự như các sư phụ Sannin ngày xưa. Naruto rất thích Sakura, nhưng cô không thể đáp lại sự yêu mến của cậu vì cô vẫn còn nặng lòng với Sasuke. Khi Sasuke trở thành mối đe dọa quá lớn đối với làng và các nhẫn quốc, Sakura trước hết đã cố gắng giảm nhẹ gánh nặng "lời hứa hồi đó" cho Naruto bằng cách bày tỏ tình yêu với cậu thay vì Sasuke, thế nhưng cậu vốn sớm biết đó chỉ là nói dối. Sakura thấy không thể thuyết phục được Naruto đã quyết định tự tay giải quyết Sasuke nhưng bất thành. Từ đó về sau, cô đành chọn cách tin tưởng vào hai người họ, tạm gạt mối bất an về đội 7 và về tình yêu của cô sang một bên để cống hiến hết mình cho cuộc Đại chiến sắp tới, bảo vệ bạn bè và bảo vệ thế giới ninja.

Sakura khá nóng tính và hay cáu kỉnh, do đó, cô thường đánh người khác mỗi khi giận dữ dù không có lí do (nạn nhân thường là Uzumaki Naruto), nhưng nói chung, cô là một cô gái tốt bụng, vui vẻ và lí trí. Trong anime, cô còn thể hiện bản tính láu cá khi tận dụng sự yêu mến của người khác để tạo lợi thế cho mình, chẳng hạn những lúc Naruto đề nghị cô cùng ra ngoài ăn tối, cô đồng ý với điều kiện cậu phải trả một nửa tiền suất ăn của cô. Cô có cách nói chuyện rất kiểu cách, luôn dựa trên những lý thuyết và nguyên tắc có sẵn, khá bảo thủ và tính toán khi đề cập đến bất cứ vấn đề gì, luôn phân tích kĩ càng mỗi khi cần quyết định nhưng cô cũng có thể rất ngây thơ và thiển cận về một vài khía cạnh khác như chuyện tình yêu/ tình bạn. Ban đầu Sakura không nhận ra, về sau là không để ý đến tình cảm Naruto dành cho cô và phải đến lúc được Sai nói thẳng thừng trước mặt, cô mới đau xót thừa nhận sự vô tâm của bản thân mình. Ngay cả khi cô nói dối Naruto là cô yêu cậu chứ không phải Sasuke, cô cũng không hề biết rằng thực ra Naruto đã luôn dõi theo và hiểu rõ những nỗi khổ mà cô chịu đựng, biết rõ rằng cô không thể yêu mình như Sasuke. Đến lúc tự dằn lòng phải giết chết Sasuke vì Naruto và vì mọi người, hóa ra cô vẫn không thể đặt xuống đoạn tình cảm ngày xưa mà ra tay, để rồi nếm trải tổn thương sâu sắc khi chứng kiến Sasuke sẵn sàng hạ sát cô mà chẳng chút do dự. Có thể nói, khác với hình ảnh cô nàng mạnh mẽ thường ngày, khi chạm đến chuyện tình cảm Sakura sẽ trở nên khá mềm yếu, nhu hòa và mau nước mắt.

Sâu thẳm trong trái tim, Sakura là một cô gái kiên định, dũng cảm và giàu nhiệt huyết, cô sẵn sàng hi sinh bản thân và không run sợ đối đầu với những kẻ mạnh hơn mình rất nhiều lần để bảo vệ cho đồng đội. Sakura không chấp nhận rút lui trong cuộc chiến; cô khẳng định rằng mình được thừa hưởng cá tính căm ghét thất bại từ sư phụ Tsunade. Trong cuộc Đại chiến Thế giới Ninja lần thứ tư, cô đã vực dậy sĩ khí cho toàn thể đội quân Liên minh xung quanh khi nhắc nhở cho họ rõ rằng Naruto đang chiến đấu vì cậu thực tâm coi họ là đồng đội. Khi Naruto bị tước mất Vĩ thú, cô đã dốc tất cả sức lực để duy trì mạng sống cho cậu: cô đã thề rằng cô nhất định không để cậu phải chết khi mà chỉ còn một chút nữa thôi cậu ấy sẽ chạm được vào giấc mơ cháy bỏng của mình.

Ngay từ đầu, Sakura đã dành tình cảm yêu mến hết sức nồng nhiệt cho Uchiha Sasuke: cô bị thu hút bởi vẻ ngoài điển trai, tính cách lạnh lùng và tài năng phi thường của cậu. Như đã đề cập ở trên, ban đầu khi mới trở thành genin, cô mải lo kéo gần khoảng cách giữa hai người mà bỏ bê việc luyện tập của một shinobi. Khi Sasuke rời bỏ làng, Sakura đã làm tất cả những gì cô có thể để ngăn cản cậu: cô khuyên can cậu hãy nghĩ lại, cô bày tỏ tình yêu của mình với cậu và thậm chí còn muốn đi theo cậu. Sasuke, tuy cuối cùng vẫn đào thoát, đã cảm ơn cô trước khi đánh ngất và gửi gắm cô ở lại làng. Sakura đã dằn vặt bản thân rất lâu rằng chỉ vì cô yếu kém nên mới không thể ngăn nổi Sasuke rời bỏ quê hương. Cô quyết tâm sẽ cùng với Naruto mang cậu ấy trở về. Tuy trong lòng vẫn không ngừng lo lắng cho tình trạng của Sasuke, Sakura đã trở nên sắt đá hơn khi sẵn sàng chiến đấu trực diện với cậu, cho dù cậu có phản kháng cô vẫn sẽ cố gắng áp chế bằng được. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, Sasuke càng ngày càng bộc lộ thêm những suy nghĩ tội ác, Sakura dần dần hiểu rõ rằng cậu ấy không thể và sẽ không trở lại làng Lá. Cô rất buồn và đau khổ khi nghĩ đến chuyện cậu sẽ bị giết bởi chính tay ninja của làng để ngăn chặn chiến tranh nổ ra giữa các nhẫn quốc. Sakura ép buộc bản thân lựa chọn giải pháp là sẽ tự mình giết chết Sasuke, thế nhưng đến thời khắc quan trọng nhất cô lại không tài nào hạ sát cậu được. Khi chứng kiến quyết tâm sẽ mang Sasuke trở về bằng mọi giá của Naruto, Sakura đã vững tâm một chút và quyết định đặt niềm tin vào cả hai người họ. Trong cuộc Đại chiến, Sasuke trở lại chiến đấu cùng Liên quân, cô không hoàn toàn tin tưởng Sasuke và quả thực, về sau nỗi bất an đó đã trở thành sự thực: Sasuke muốn một cuộc cách mạng triệt hạ toàn bộ hệ tư tưởng cũ. Kể cả như vậy, Sakura vẫn muốn khuyên giải Sasuke lần cuối, cô lại bày tỏ tình cảm với cậu và bị cậu dùng ảo thuật khống chế. Kakashi đã trách cứ hành động tuyệt tình của Sasuke, thầy nói rõ cho cậu ta biết rằng Sakura yêu cậu rất sâu đậm nên mới muốn cứu cậu khỏi con đường tối, thế nhưng đổi lại cậu ta chỉ phủ định tất cả tình cảm của cô.

Một nét tính cách rất điển hình ở Sakura là sự hợm hĩnh: nhiều khi cô tự tin đến mức kiêu căng và trở nên ồn ào, thích dạy dỗ người khác. Trong phần I, nét tính cách này không được biểu hiện ra ngoài mà tập trung lại thành "Sakura nội tâm" (内なるサクラ, Uchi Naru Sakura), một Sakura"thứ hai" chuyên biểu hiện các cảm xúc nội tâm trong cô. Ngoài vai trò gây hài, Sakura nội tâm còn thể hiện những suy nghĩ thực sự của Sakura với những việc mà cô thể hiện ra ngoài thái độ hoàn toàn trái ngược. Ví dụ như khi Naruto đặt một cái bẫy để trêu chọc Kakashi, bề ngoài thì Sakura tỏ ra bàng quan, khó chịu, thậm chí nói rằng nó thật "trẻ con", nhưng ở bên trong, cô lại rất thích nó. Những lời của Sakura nội tâm thường được đánh dấu bằng câu cảm thán "Shānnarō!" (しゃーん な ろー). Cụm từ này không có nghĩa đen, nhưng thường được dịch là "Hell yeah!", "Hell no!" hoặc "Damn it!" (đều mang ý cảm thán) tuỳ trường hợp. Trong anime bản tiếng Anh, vì lí do kiểm duyệt, nó được thay thế bằng một chữ "Cha!" được nhấn mạnh. Sakura nội tâm là duy nhất và nó là một phần khác trong con người Sakura. Khi Ino sử dụng Chuyển tâm thuật lên Sakura, Sakura nội tâm đã đẩy Ino ra, điều này cho thấy Sakura có hai phần tính cách được phân chia rõ ràng là Sakura nội tâm và tính cách thông thường. Mặc dù ở phần đầu bộ truyện xuất hiện khá thường xuyên, Sakura nội tâm đã trở nên vắng bóng hơn kể từ cuối phần I. Sau quá trình rèn luyện dưới sự chỉ dẫn của Tsunade, Sakura đã vô tình học tập một số nét phong cách từ sư phụ của mình và không còn có kiểu che giấu "bản chất thật" giống như trước nữa. Nếu cô cảm thấy không vừa lòng, cô sẽ biểu lộ hẳn ra bằng những màn bạo lực bùng nổ, với Naruto là nạn nhân thường xuyên do cậu ta hay bày ra những trò biến thái hoặc ngớ ngẩn. Dẫu vậy, Sakura nội tâm không hẳn đã biến mất hoàn toàn; phiên bản này từng được thấy xuất hiện thoáng qua trong một số tình huống của phần II, chẳng hạn khi Naruto nói xấu Tsunade, Sakura đã nhanh tay giáo huấn cậu ta một trận và thầm nhủ trong lòng Tsunade có thể sẽ trở nên rất kinh khủng nếu nghe thấy những lời như thế.



Với Naruto

Trong cả manga và phiên bản anime, ta có thể dễ dàng thấy mối quan hệ của cô và Naruto vô cùng thân thiết bởi lẽ họ đã chiến đấu ở cạnh nhau trong một thời gian dài. Đối với Uzumaki Naruto, Sakura có những tiến triển tình cảm nhất định với cậu, như lúc đầu tỏ ra ghét bỏ, coi thường, đến bắt đầu tin tưởng và rồi là sự yêu thương.Naruto thì tỏ ra vô cùng quan tâm đến sự an toàn và cảm xúc của cô, sẵn sàng dùng cả tính mạng của mình để bảo vệ cho cô. Cuối cùng, cô trở thành hồng nhan tri kỉ của cậu. Mối quan hệ của Naruto và Sakura rất đặc biệt, như Naruto luôn tỏ ra mê đắm cô, còn Sakura thì có cảm giác mãnh liệt với cậu. Có thể dùng " dưới tình yêu nhưng trên tình bạn" để diễn tả mối quan hệ của họ. Ở phần phim Boruto, Naruto thể hiện sự lo lắng của anh cho cảnh gia đình cô đơn của Sakura, khiến cho Sasuke phải nhắc nhở anh đừng có quan tâm đến chuyện nhà riêng.


Với Sasuke[sửa | sửa mã nguồn]


với Uchiha Sasuke, tình cảm của cô lúc 12 tuổi có lẽ chỉ là tình cảm của các cô gái tuổi mới lớn. Nhưng qua thời gian, tình cảm ấy lớn dần. Sakura luôn mong muốn đưa Sasuke trở về và team 7 lại trở về như xưa. Cho dù Sasuke trở nên tàn nhẫn và muốn giết hết team 7, cả Naruto và Sakura vẫn đủ nhẫn nại và tình yêu để tha thứ cho cậu. Ở những chương cuối bộ truyện, Sasuke đã chọc hai tay vào trán Sakura như biểu hiện của tình yêu thương.



Sakura đang xuất thuốc độc khỏi cơ thể Kankuro.

Khi bắt đầu bộ truyện, năng lực của Sakura dường như kém hơn so với hai đồng đội của cô là Sasuke và Naruto; năng lực nổi bật nhất của cô không gì khác ngoài trí thông minh. Tuy nhiên, đấu với Ino trong vòng đấu loại của kì thi tuyển Chuunin, cô đã được thầy Kakashi đánh giá là một kunoichi rất có triển vọng và giàu tiềm năng. Sau hai năm rưỡi rèn luyện dưới sự chỉ dẫn của Tsunade, sức mạnh của Sakura đã tăng lên rất nhiều, đủ khả năng đánh bại những đối thủ cực mạnh như Sasori. Khả năng của cô trong những mặt khác cũng tăng lên đáng kể, chẳng hạn như cô có thể dễ dàng xác định vị trí của Kakashi trong lần thứ hai thử sức với bài kiểm tra đoạt chuông trong khi Naruto không thể làm được. Cô cũng đã từng lập kế lừa cả Sai, Kiba và Lee lao vào đánh nhau và chuốc thuốc mê cả bọn. Sakura được thừa hưởng sự dẻo dai và cứng đầu từ sư phụ mình. Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong trận chiến với Sasori, khi bị bao vây bởi làn khói độc, cô đã dùng bùa nổ để thổi tan khói mà không chịu quá nhiều thương tổn. Cô thậm chí đã ép bản thân chiến đấu đến cùng bất chấp trúng độc, cố gắng cầm cự cho đến tận lúc bà Chiyo hạ gục được Sasori mới có thể chữa trị cho cô. Trong Đại chiến Thế giới Ninja lần thứ tư, năng lực của cô đã được phát triển và bộc lộ một cách ngoạn mục, khiến cho nhiều cá nhân uy tín như Senju Hashirama, Uzumaki Naruto và Shizune phải ngợi khen.

Khả năng điều khiển chakra

Ngay từ những nhiệm vụ đầu tiên, Sakura đã nhận ra rằng cô có thể kiểm soát chakra của mình rất tốt, và như vậy, cô có tài năng bẩm sinh trong việc phát huy tối đa sức mạnh của các thuật mà không làm lãng phí chakra. Kakashi đã chỉ ra rằng cô có thể tập trung chakra từ tất cả các phần trên cơ thể và sử dụng nó dễ dàng, khiến cho các đồng đội của cô rất nể phục. Khả năng này được nhiều người nhận xét là rất giống với của Tsunade; ngay cả Shizune – một đệ tử lâu năm của công chúa Sên – cũng phải thừa nhận rằng riêng về điều khiển chakra từ Sakura giỏi hơn cô một bậc. Tuy kĩ thuật đặc biệt này chưa bao giờ được sử dụng một cách hiệu quả trong phần I nhưng đến phần II, nó lại trở thành điểm mấu chốt trong phong cách chiến đấu cũng như khả năng y thuật của Sakura.

Khả năng điều khiển chakra xuất sắc cũng đem lại cho Sakura tố chất bẩm sinh về ảo thuật, song cô chưa từng được thấy thi triển ảo thuật mà mới chỉ dừng ở mức độ phát hiện và hóa giải. Trong vòng đăng kí của kì thi tuyển Chuunin, Sakura đã nhanh chóng nhận thức được rằng cả bọn đang đứng ở vùng không gian bị ảo thuật bóp méo. Tiếp đến, trước cuộc đổ bộ của vây cánh Orochimaru xâm lược làng Lá, cô thuộc số ít những ninja có kinh nghiệm không rơi vào ảo thuật gây mê của Kabuto.

Kĩ năng siêu việt nhất của Sakura đối với điều khiển chakra là Bách Hào thuật: tính đến cuộc Đại chiến, Sakura đã tích lũy một lượng chakra cực lớn vào điểm hội tụ trên trán và phát triển Ấn Bách Hào cùng năng lực bộc phát nó tùy ý trong chiến đấu. Cô đã thể hiện năng lực truyền chakra trực tiếp từ ấn của mình sang các ninja khác, khiến cho ấn của cô mở rộng lan cả sang người tiếp nhận. Lượng chakra cô tập trung trong ấn là vô cùng dồi dào bởi cô có thể chia sẻ nó cho toàn thể Liên minh thông qua Katsuyu trên quy mô lớn. Cô cũng tự chữa lành được vết thương sau khi bị Uchiha Madara đâm xuyên người bằng thanh gươm ý niệm vật chất hóa, không hề chịu mất sức hay di chứng. Về sau, cô đã cung cấp chakra cho Uchiha Obito sử dụng Kamui để chuyển dịch giữa các chiều không gian của Ootsutsuki Kaguya mà vẫn còn chakra dự trữ cho cuộc chiến tiếp sau đó.

Thể thuật

Mặc dù sức mạnh của cô không được biết đến nhiều trong phần I, Sakura vẫn đủ khả năng đánh bật Ino vài mét với chỉ một cú đấm duy nhất trong trận chiến giữa họ tại kì thi Chunin. Ở anime, trong một nhiệm vụ tại Trà Quốc, cô đã đập vỡ cột buồm của thuyền và sử dụng những khúc gỗ lớn làm vũ khí.

Trong phần II, các kĩ năng thể thuật của cô đã tiến bộ vượt bậc sau khi được chỉ dạy bởi Tsunade. Bằng cách tập trung và phóng chakra của mình ra vào thời điểm chính xác, Sakura có thể dễ dàng phá hủy hoặc đập vụn đối tượng thông qua các đòn đấm hoặc đá. Một đối thủ bị cô tấn công với sức mạnh đầy đủ có thể bị thương nặng từ gãy xương, vỡ nát nội tạng đến tử vong. Nạn nhân điển hình cho sức phá hoại khủng khiếp này là Fuen trong anime: cô ta lãnh trọn một quyền của Sakura vào bụng và bị ép dập xuống nền chết ngay tức khắc. Thông qua rèn luyện thường xuyên, Sakura hiện tại đã có thể thôi động uy lực kinh hồn trong nháy mắt mà không cần phải để ý đến cách thức thi triển. Sức mạnh, tài năng y thuật và vẻ đẹp mà cô có được trong phần II đã khiến cô được nhìn nhận như một phiên bản trẻ của Tsunade, thậm chí một vài người còn cho rằng sau này cô có thể vượt qua cả Tsunade nữa.

Trong trận chiến với Sasori, sức mạnh mới của Sakura đã giúp cô đấm văng được cả những khối vật chất khổng lồ do thuật Sa Thiết Kết Tập nhào nặn nên. Cô có thể nâng một tảng đá to gần gấp đôi người mình, ném pháp ấn Sư tử thủ quan âm với lực đạo và tốc độ đủ để khiến Sasori bất ngờ, kéo giật hắn trở lại khỏi bà Chiyo và tung quyền đấm cho cơ thể hắn vỡ thành nhiều mảnh. Trong Đại chiến Thế giới Ninja lần thứ tư, sức mạnh của Sakura cho phép cô chỉ một đòn đã áp chế hoàn toàn một tên phân thân Bạch Zetsu với cơ thể rất bền chắc. Trong anime, cô còn có thể nhấc một khối gỗ lớn trên nền đất lên để che chắn cho bản thân khỏi Mộc độn: Tháp Mộc thuật từ Thập vĩ và Obito. Sau khi hoàn thiện Bách Hào phong ấn, tiềm lực của cô gái được nâng lên giới hạn tối đa: cô có thể giết chết hàng chục phân thân con của Thập Vĩ mà không phải hao tổn nhiều sức mạnh, đồng thời cũng cày nát cả chiến trường quanh chúng lên. Senju Hashirama khi chứng kiến đã cảm thán rằng cô thậm chí còn ghê gớm hơn cả Tsunade (!). Cô đã đả thương Ootsutsuki Kaguya cùng các đồng đội, đập gãy chiếc sừng giống như tai thỏ của bà ta chỉ bằng một cú đấm giáng từ trên đỉnh đầu.

Một yếu tố quan trọng khác trong phong cách chiến đấu của Sakura là kĩ năng tránh đòn. Với vai trò của một ninja y thuật, cô không được phép để mình bị thương hoặc bị giết trên chiến trường. Tsunade luôn nhắc nhở Sakura rất kĩ điều này mỗi khi bà huấn luyện cho cô, chính vì vậy mà trong chiến đấu Sakura đã hình thành nên thói quen "đọc vị" chiến pháp của đối phương nhằm xác định tay/chân thuận hoặc công cụ chiến đấu chủ đạo cần phải loại bỏ. Kết hợp lại, Sakura có thể nâng tầm kĩ năng tránh né lên mức thượng thừa. Cô có thể đọc được cử động ngón tay của Sasori và dự đoán trước chuyển động mà hắn sẽ điều khiển các con rối. Cô cũng đã từng tránh khỏi các loạt tấn công bằng châm độc, cánh tay máy tự sinh sôi và một trăm con rối mà không chịu một vết xước nào. Chiyo ban đầu có hỗ trợ cho Sakura trong việc tránh đòn nhưng về sau, bà đã rất kinh ngạc khi phát hiện ra cô gái hầu như không cần đến bà chỉ dẫn nữa vì tự cô đã khám phá ra quy luật tấn công của Sasori.

Sakura còn sở hữu phản xạ nhanh nhạy. Khi Obito vô tình mở một cổng không gian đến vùng biển a-xít, cô đã rất mau lẹ tóm lấy anh ta và nhảy lên một mỏm đất cao an toàn. Khi Kaguya phóng các cánh tay chakra thần tốc đến tóm lấy Sakura, cô đã lập tức chạy trốn, kéo dài thời gian vừa đủ cho Kakashi kịp cứu cô bằng Susanoo.

Y thuật

Khả năng tự nhiên của Sakura trong việc kiểm soát chakra đã được nâng lên một tầm cao mới khi sang phần II. Giờ đây, sau một thời gian được Tsunade hướng dẫn, cô đã có thể phát huy tối đa khả năng của mình. Với nó, Sakura đã trở thành một ninja y thuật tuyệt vời, và có thể chữa lành các vết thương chí mạng mà không cần gắng sức nhiều, ngay cả khi những người có kinh nghiệm khác nói rằng việc đó là không thể. Cô cũng cho thấy kiến thức sâu rộng về các loại độc tố mà cô học được từ sư tỉ của mình - Shizune, như nên tẩm chúng vào những vũ khí như kunai thế nào,... Cô biết rất nhiều về các loại thảo dược, thậm chí còn hơn cả bà Chiyo cũng như các loại hoá chất khác, ví dụ như khí gây mê cực mạnh, những thứ mà sự phụ Tsunade đã dạy cho cô. Những kiến thức ấy đủ để giúp cô hút chất độc của Sasori ra khỏi cơ thể của Kankuro, và sử dụng nó như mẫu gốc để chế ra nhiều loại thuốc giải độc ngay sau đó. Trong cuộc chiến giữa cô với Sasori, cô có thể bắt đầu trị thương cho mình ngay cả khi một thanh kiếm tẩm độc vẫn đang găm vào bụng.

Ở cuối phần I, khi Tsunade quan sát Sakura thành công trong việc chữa thương cho một con cá với Chường tiên thuật, bà đã nhận xét rằng Sakura còn có thể tiến rất xa, và bà chưa từng thấy ai tài năng như vậy kể từ khi biết tới Shizune. Sakura cũng có thể hỗ trợ trong việc khám nghiệm tử thi, như khi cô và Shizune thực hiện việc khám nghiệm với một cơ thể Zetsu trắng trong Chiến tranh thế giới shinobi lần thứ tư, và cô có hiểu biết nhất định về các tế bào và DNA.

Trí thông minh

Ngay từ đầu, Sakura đã thể hiện một trí thông minh vượt trội, như cô luôn đạt điểm cao trong mỗi bài kiểm tra tại Học viện. Cô được tác giả đưa chỉ số IQ là 174, trí thông minh chỉ sau Shikamaru. Sakura có tài năng bẩm sinh trong việc quan sát và phân tích, và nhờ nó mà cô tránh được mọi trò lừa bịp. Hơn nữa, trong vòng đầu tiên của kì thi Chunin, Sakuracó thể trả lời được tất cả các câu hỏi có trong đề kiểm tra một cách nhanh chóng, dù giám thị Morino Ibiki nhận xét rằng những câu hỏi này không thể có genin nào trả lời được, gián tiếp cho thấy trí thông minh vượt trội của cô. Sakura cũng rất khéo léo trong việc đặt bẫy, nếu có bất kì kẻ thù nào thử tấn công, cô có thể kích hoạt bẫy của mình để tấn công đối thủ. Tuy nhiên, việc tập trung quá nhiều vào việc học lí thuyết khi còn ở Học viện đã ảnh hưởng rất nhiều đến thể chất của cô. Nghèo kĩ năng chiến đấu và sức chịu đựng kém đã ngăn cản cô trở nên hữu ích hơn trong phần này.

Trong phần II, cùng với những khả năng khác, trí tuệ và năng lực quan sát đặc biệt của Sakura đã được cải thiện đáng kể trong thời gian cô được Tsunade huấn luyện. Bà đã dạy cô đọc và giải mã chiến thuật của kẻ thù để hành động sao cho phù hợp. Kết quả là, cô có thể đọc ra những chiến thuật phức tạp trong các cuộc tấn công của đối thủ, thậm chí với cả Sasori, kẻ khiến một chiến binh dày dạn kinh nghiệm chiến trường như bà Chiyo cũng phải kinh ngạc. Khi Sakura và nhóm của cô chạm mặt Tobi và thuật của hắn ta, Sakura đã có thể đưa ra các giả định về cơ chế hoạt động của nó và suy ra rằng Tobi chỉ đang giả vờ bị ảnh hưởng. Sakura cũng thể hiện được khả năng lập kế hoạch của mình, có thể xây dựng một kế hoạch giết Sasuke bằng độc được và bỏ lại phía sau Kiba, Sai và Lee bằng cách sử dụng bom khí gây mê. Trong đêm đầu tiên của Chiến tranh thế giới Shinobi lần thứ tư, khi một gián điệp thâm nhập vào Đơn vị y tế và hỗ trợ hậu cần, Sakura đã có thể phát hiện ra được mà không cần sử dụng những kĩ thuật biến đổi như những chuyên gia. Khi nói chuyện với Neji, Sakura đã có thể đánh lừa và tấn công anh ta trong khi anh ta còn chưa kịp chuẩn bị trước. Cô có thể thu thập thông tin từ kẻ địch và xâu chuổi chúng lại với nhau để hiểu được khả năng của đối thủ, bằng những hiểu biết sẵn có và những lời mà bản sao kia nói với cô.



Ở chương 700 của manga, được coi là kết thúc manga, Sakura kết hôn với Uchiha Sasuke và có một cô con gái cá tính tên là Sarada. Cô trở thành một Tokubetsu-nin (Jounin có trình độ cao cấp đang tạm nghỉ để làm lĩnh vực riêng của mình) chuyên về Y nhẫn, ngoài ra còn là một nội trợ. Trong tiểu thuyết Boruto, Boruto nhận định rằng cô là người có thể ngồi vào chiếc ghế Hokage thay Naruto điều hành ngôi làng.




  1. ^ “Chie Nakamura”. Anime News Network. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2008. 

  2. ^ “Kate Higgins”. Anime News Network. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2008. 

  3. ^ Kishimoto, Masashi (2002). NARUTO―ナルト―[秘伝・臨の書]. Shueisha. tr. 101. ISBN 4-08873-288-X. 

  4. ^ Kishimoto, Masashi (2005). NARUTO―ナルト―[秘伝・闘の書]. Shueisha. tr. 130–131. ISBN 4-08873-734-2. 

  5. ^ “Hiden: Shō no Sho Official Character Databook Mini”. Weekly Shōnen Jump (Shueisha) (18): 9. 2005. 

  6. ^ Kishimoto, Masashi (2008). Naruto Character Official Data Book Hiden Sha no Sho. Shueisha. tr. 137. ISBN 978-ngày 4 tháng 8 năm 874247-2. 

  7. ^ a ă â Kishimoto, Masashi (2007). Uzumaki: the Art of Naruto. Viz Media. tr. 140. ISBN 1-4215-1407-9. 

  8. ^ a ă Kishimoto, Masashi (2007). Uzumaki: the Art of Naruto. Viz Media. tr. 122. ISBN 1-4215-1407-9. 

  9. ^ Ross, Christina. “THEM Anime Reviews 4.0 - Naruto”. T.H.E.M. Anime Reviews. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2008. 

  10. ^ Dodson, Joe (2007-10-13). “Franchise Player: Naruto”. GameSpot. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2008. 

  11. ^ White, Charles (2007-10-27). “IGN: Formation! The Sasuke Retrieval Squad! Review”. IGN. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2008. 

  12. ^ a ă Kishimoto, Masashi (2004). Naruto, Volume 3. Viz Media. tr. 146. ISBN 1-59116-187-8. 

  13. ^ Kishimoto, Masashi (2007). Uzumaki: the Art of Naruto. Viz Media. tr. 121. ISBN 1-4215-1407-9. 

  14. ^ Kishimoto, Masashi (2008). Naruto Character Official Data Book Hiden Sha no Sho. Shueisha. tr. 343. ISBN 978-ngày 4 tháng 8 năm 874247-2. 


Viettel (định hướng) – Wikipedia tiếng Việt


Hình tượng định hướng
Trang định hướng này liệt kê những bài viết liên quan đến tiêu đề Viettel.
Nếu bạn đến đây từ một liên kết trong một bài, bạn có thể muốn thay đổi liên kết trỏ trực tiếp đến bài viết dự định.

Doha – Wikipedia tiếng Việt



Doha
الدوحة

Quang cảnh Doha vào buổi sáng sớm

Quang cảnh Doha vào buổi sáng sớm



Vị trí của Doha trong lãnh thổ Qatar.
Vị trí của Doha trong lãnh thổ Qatar.

Doha trên bản đồ Thế giới
Doha

Doha


Tọa độ: 25°17′12″B 51°31′60″Đ / 25,28667°B 51,53333°Đ / 25.28667; 51.53333 Tọa độ: kinh giây >= 60
{{#coordinates:}}: vĩ độ không hợp lệ
Country
Qatar
Municipality
Ad Dawhah
Established
1850
Diện tích
 • Thành phố
132 km2 (51 mi2)
Dân số (2004)[1]
 • Thành phố
339.847
 • Mật độ
2.574/km2 (6.690/mi2)
 • Vùng đô thị
612.707
Múi giờ
AST (UTC+3)
Mã ISO 3166
QA-DA sửa dữ liệu
Thành phố kết nghĩa
Tunis, Beit Sahour, Thành phố México, Amman, Manama, Tirana, Marbella, Nicosia Municipality, Tbilisi sửa dữ liệu

Doha (tiếng Ả Rập: الدوحة‎, chuyển tự: Ad-Dawḥah hay Ad-Dōḥah), dân số 400.051 (số liệu điều tra năm 2005 [cần dẫn nguồn]), là thủ đô của Qatar có tọa độ 25°18′00″B 51°32′00″Đ / 25,3°B 51,5333°Đ / 25.3; 51.5333, bên bờ Vịnh Ba Tư. Doha nằm ở Ad Dawhah. Đây là thành phố lớn nhất của quốc gia này với 80% dân số của quốc gia này sống ở Doha và ngoại ô của nó. Đây cũng là trung tâm kinh tế của Qatar.

Doha được thành lập vào những năm 1820 khi là 1 phần của Al Bidda. Nó đã được chính thức tuyên bố là thủ đô của đất nước vào năm 1971, khi Qatar giành được độc lập khỏi việc là một nước bảo hộ của Anh. Là thủ đô thương mại của Qatar và là một trong những trung tâm tài chính đang nổi lên ở khu vực Trung Đông, Doha được đánh giá là một thành phố toàn cầu bởi Mạng lưới Toàn cầu hoá và Mạng lưới Nghiên cứu Thành phố Thế giới. Doha cũng đã xây dựng thành phố Giáo dục, một khu vực dành cho nghiên cứu và giáo dục.

Thành phố này là nơi tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng lần đầu tiên của vòng đàm phán Doha về các cuộc đàm phán của Tổ chức Thương mại Thế giới. Nó cũng được chọn là thành phố chủ nhà của một số sự kiện thể thao, bao gồm Đại hội Thể thao châu Á 2006, Đại hội Thể thao toàn Ả Rập 2011 và hầu hết các trận đấu bóng đá tại AFC Asian Cup 2011. Vào tháng 12 năm 2011, Hội đồng Dầu khí Thế giới đã tổ chức Hội nghị Dầu mỏ Thế giới lần thứ 20 tại Doha. Ngoài ra, thành phố đã tổ chức Cuộc đàm phán Khí hậu UNFCCC 2012 và sẽ tổ chức một số lượng lớn các trận đấu cho FIFA World Cup 2022.

Tháng 5 năm 2015, Doha chính thức được công nhận là một trong những thành phố 7 kì quan mới cùng với Vigan, La Paz, Durban, Havana, Beirut và Kuala Lumpur.





Thời kì ban đầu[sửa | sửa mã nguồn]


Doha được thành lập trong vùng lân cận của Al Bidda vào những năm 1820. Tháng 1 năm 1823, John MacLeod cư trú chính thức tại Al Bidda để gặp người cai trị và là người sáng lập ban đầu của Doha, Buhur bin Jubrun, người cũng là trưởng bộ tộc Al-Buainain. MacLeod lưu ý rằng Al Bidda là cảng thương mại đáng kể duy nhất trên bán đảo trong thời gian này. Sau khi thành lập Đôha, các hồ sơ bằng văn bản thường kết hợp Al Bidda và Doha với sự gần gũi gần gũi của hai khu định cư. Cuối năm đó, Trung sĩ Guy và Lt. Brucks lập bản đồ và viết mô tả về hai khu định cư. Mặc dù được ánh xạ dưới dạng hai thực thể riêng biệt, chúng được gọi dưới tên tập thể của Al Bidda trong phần mô tả bằng văn bản.

Năm 1828, Mohammed bin Khamis, một thành viên nổi bật của bộ lạc Al-Buainain và người kế nhiệm Buhur bin Jubrun làm đầu của Al Bidda, đã bị cuốn vào tranh cãi. Ông đã giết chết một người gốc Bahrain, khiến cho người Al Khalifa bắt giam ông. Đáp lại, bộ lạc Al-Buainain nổi dậy, kích động Al Khalifa tiêu diệt pháo đài của bộ lạc và trục xuất họ tới Fuwayrit và Ar Ru'ays. Vụ việc này cho phép Al Khalifa thẩm quyền bổ sung đối với thị trấn. Về cơ bản không có hiệu quả cai trị, Al Bidda và Doha đã trở thành một nơi an toàn cho cướp biển và cướp bóc.

Tháng 11 năm 1839, một người ngoài vòng pháp luật từ Abu Dhabi có tên Ghuleta đã trú ẩn tại Al Bidda, gây ra phản ứng khắc nghiệt từ người Anh. A.H. Nott, một chỉ huy hải quân Anh yêu cầu Salemin bin Nasir Al-Suwaidi, trưởng bộ tộc Sudan ở Al Bidda, bắt giam Ghuleta và cảnh báo ông về hậu quả trong trường hợp không tuân thủ. Al-Suwaidi đã yêu cầu yêu cầu của Anh vào tháng 2 năm 1840 và cũng đã bắt giữ Jasim bin Jabir và các cộng sự của mình. Mặc dù tuân thủ, người Anh yêu cầu phạt 300 krones Đức để bồi thường cho thiệt hại gây ra bởi cướp biển ngoài khơi Al Bidda; cụ thể là đối với các piracies của bin Jabir. Tháng 2 năm 1841, các phi đội hải quân Anh đến Al Bidda và ra lệnh cho Al-Suwaidi đáp ứng được nhu cầu của Anh, đe dọa hậu quả nếu ông từ chối. Al-Suwaidi cuối cùng đã từ chối trên cơ sở rằng ông đã không được tham gia vào hành động của bin Jabir. Ngày 26 tháng 2, người Anh bắn Al Bidda, tấn công một pháo đài và một số ngôi nhà. Al-Suwaidi sau đó đã trả tiền phạt với đầy đủ các đe dọa sau đây của hành động tiếp theo của người Anh.

Isa bin Tarif, một trưởng bộ tộc mạnh mẽ từ bộ tộc Al Bin Ali, chuyển tới Doha vào tháng 5 năm 1843. Sau đó ông ta đã trục xuất bộ lạc Sudan cầm quyền và đã lắp đặt các bộ lạc Al-Maadeed và Al-Kuwari ở các vị trí quyền lực [25]. Bin Tarif đã trung thành với Al Khalifa, tuy nhiên, ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức tại Bahrain, bin Tarif đã ngày càng nghi ngờ về quyết định của Al Khalifa và chuyển sự trung thành của mình cho người cai trị Bahrain, Abdullah bin Khalifa, người ông đã từng giúp đỡ trong deposing của. Bin Tarif chết trong trận Fuwayrit chống lại gia đình cầm quyền Bahrain năm 1847.


Sự xuất hiện của Al Thani[sửa | sửa mã nguồn]


Người Al Thani di cư đến Doha từ Fuwayrit ngay sau cái chết của Bin Tarif năm 1847 dưới sự lãnh đạo của Mohammed bin Thani. Trong những năm tiếp theo, Al Thani đã chiếm quyền kiểm soát thị trấn. Vào những thời điểm khác nhau, họ đã trao đổi sự trung thành giữa hai cường quốc đang nắm giữ trong khu vực: Al Khalifa và Saudis.

Năm 1867, một số lượng lớn tàu và quân đội đã được gửi từ Bahrain để tấn công các thị trấn Al Wakrah và Doha qua một loạt các tranh chấp. Abu Dhabi tham gia vào thay mặt cho Bahrain do ý tưởng rằng Al Wakrah là nơi nương tựa cho những người chạy trốn khỏi Oman. Vào cuối năm đó, lực lượng kết hợp đã cướp đi hai thị trấn Qatari với khoảng 2.700 người trong cuộc chiến mang tên Chiến tranh Qatari-Bahraini [28] [29] Một hồ sơ của Anh sau đó tuyên bố rằng "các thành phố Doha và Wakrah, vào cuối năm 1867, đã tạm thời bị loại ra khỏi cuộc sống, những ngôi nhà bị tháo dỡ và những người bị trục xuất".

Cuộc tấn công của Bahraini-Abu Dhabi và cuộc phản công sau đó của Qatari khiến cho đại diện chính trị Anh, Đại tá Lewis Pelly, đưa ra quyết định vào năm 1868. Nhiệm vụ của Pelly đến Bahrain và Qatar và hiệp định hòa bình là kết quả của những cột mốc trong lịch sử của Qatar. Nó ngầm thừa nhận sự khác biệt của Qatar từ Bahrain và thừa nhận một cách rõ ràng vị thế của Mohammed bin Thani như một đại diện quan trọng của các bộ lạc bán đảo.

Ngay sau khi chiến tranh, Ottoman đã nắm quyền kiểm soát danh nghĩa của đất nước, xây dựng căn cứ ở Doha, với sự chấp thuận của Jassim Al Thani, người muốn củng cố sự kiểm soát của ông về khu vực. Trước đó, thị trấn Doha phục vụ như là một căn cứ cho các chiến binh Bedouin chống lại chế độ Ottoman. Đến tháng 12 năm 1871, Jassim Al Thani cho phép Ottoman đưa 100 quân và thiết bị đến Al Bidda. [33] Major Ömer Bey biên soạn một báo cáo về Al Bidda vào tháng 1 năm 1872, nói rằng đó là một "trung tâm hành chính" với khoảng 1.000 ngôi nhà và 4.000 cư dân.
Năm 1882, al Rayyan đã xây pháo đài Al Wajbah ở Tây Nam Doha. Năm sau, Sheikh Qassim đã lãnh đạo quân đội Qatar chiến thắng Đế quốc Ottoman.

Sự bất đồng về cống và can thiệp vào công việc nội bộ nảy sinh, cuối cùng dẫn đến trận Al Wajbah vào tháng 3 năm 1893. Pháo đài Al Bidda phục vụ như là điểm cuối cùng rút lui cho quân đội Ottoman. Trong khi họ bị đồn trú trong pháo đài, tàu hộ tống của họ đã bắn trúng một cách bừa bãi ở thị trấn, giết chết một số thường dân. [35] Cuối cùng Ottoman đã đầu hàng sau khi quân đội của Jassim Al Thani cắt đứt nguồn cung cấp nước của thị trấn [36]. Một báo cáo của Ottoman được tổng hợp năm đó cho thấy Al Bidda và Doha có tổng dân số 6.000 người và cùng nhau đề cập tới cả hai thị trấn bằng tên 'Katar'. Doha được phân loại là phần phía đông của Katar. Ottoman đã giữ một vai trò thụ động trong chính trị của Qatar từ những năm 1890 trở đi cho đến khi hoàn toàn mất kiểm soát trong giai đoạn đầu của Thế chiến thứ nhất.



Thế kỷ XX[sửa | sửa mã nguồn]


Đánh bắt ngọc trai đã đóng vai trò thương mại quan trọng tại Doha vào thế kỷ 20. Dân số tăng lên khoảng 12.000 cư dân trong nửa đầu của thế kỷ 20 do sự buôn bán ngọc trai nở rộ. Một cư dân chính trị Anh lưu ý rằng nếu nguồn cung ngọc trai giảm, Qatar sẽ 'thực tế ngừng tồn tại'. Năm 1907, thành phố này có 350 thuyền ngọc trai với tổng số phi hành đoàn 6.300 người. Đến thời điểm này, giá ngọc trai trung bình đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 1877. Thị trường ngọc trai sụp đổ vào năm đó, buộc Jassim Al Thani phải bán sản phẩm ngọc trai của nước này với giá chỉ bằng một nửa giá trị. Những hậu quả của sự sụp đổ đã dẫn tới việc thành lập nhà tùy chỉnh đầu tiên của đất nước này ở Doha.




Qatar đã không khai thác được sự giàu có mới từ những nhượng bộ dầu lửa, và các khu ổ chuột đã nhanh chóng bị phá hủy để thay thế bằng các tòa nhà hiện đại hơn. Trường học chính thức đầu tiên của nam sinh được thành lập ở Doha năm 1952, sau đó ba năm sau khi thành lập trường nữ sinh. Trong lịch sử, Doha đã là một cảng thương mại có ý nghĩa địa phương. Tuy nhiên, nước cạn của vịnh ngăn cản tàu lớn hơn vào cảng cho đến những năm 1970, khi cảng nước sâu của nó đã được hoàn thành. Những thay đổi tiếp theo sau đó là việc cải tạo đất rộng, dẫn đến sự phát triển của vịnh lưỡi liềm. Từ những năm 1950 đến năm 1970, dân số Doha đã tăng từ khoảng 14.000 người lên trên 83.000 người, trong đó người nhập cư nước ngoài chiếm khoảng 2/3 tổng dân số


Thời kì độc lập[sửa | sửa mã nguồn]


Qatar chính thức tuyên bố độc lập vào năm 1971, với Doha là thủ đô của nó. Năm 1973, Đại học Qatar được khai trương theo nghị định của emiri, và năm 1975, Bảo tàng Quốc gia Qatar mở đầu trong cung điện của nhà vua. Trong những năm 1970, tất cả các khu phố cũ ở Doha đều bị phá hủy và người dân chuyển đến phát triển ngoại ô mới như Al Rayyan, Madinat Khalifa và Al Gharafa. Dân số của khu vực đô thị tăng từ 89.000 năm 1970 lên hơn 434.000 năm 1997. Ngoài ra, chính sách đất đai đã làm tổng diện tích đất lên tới 7.100 ha vào năm 1995, tăng từ 130 ha vào giữa thế kỷ 20.



Năm 1983, một trung tâm khách sạn và hội nghị đã được phát triển ở phía bắc của Corniche. Cơ cấu khách sạn Sheraton 15 tầng ở trung tâm này sẽ là công trình cao nhất tại Doha cho đến những năm 90. [50] Năm 1993, Qatar Open đã trở thành sự kiện thể thao lớn đầu tiên được tổ chức tại thành phố. Hai năm sau đó, Qatar đã ttrở thành chủ nhà của U-20 World Cup, với tất cả các trận đấu được tổ chức tại sân vận động Doha.



Kênh tin Al Jazeera Tiếng Ả Rập bắt đầu phát sóng từ Doha vào năm 1996. Vào cuối những năm 1990, chính phủ đã lên kế hoạch xây dựng Khu đô thị giáo dục, một khu phức hợp Doha rộng 2.500 ha, chủ yếu cho các cơ sở giáo dục. Kể từ đầu thế kỷ 21, Doha đã thu hút được nhiều sự chú ý của giới truyền thông do tổ chức một số sự kiện toàn cầu và lễ nhậm chức của một số dự án lớn về kiến ​​trúc. Một trong những dự án lớn nhất do chính phủ đưa ra là The Pearl-Qatar, một hòn đảo nhân tạo ngoài khơi bờ Vịnh Tây, đưa ra quận đầu tiên vào năm 2004. Năm 2006, Doha đã được chọn để lưu trữ các trò chơi châu Á, dẫn đến sự phát triển của một khu liên hợp thể thao rộng 250 hecta được gọi là Aspire Zone. Trong thời gian này, các điểm tham quan văn hóa mới đã được xây dựng trong thành phố, với những ngôi nhà cổ được khôi phục. Trong năm 2006, chính phủ đã phát động một chương trình khôi phục để bảo vệ bản sắc kiến ​​trúc và lịch sử của Souq Waqif. Các bộ phận được xây dựng sau những năm 1950 đã bị phá hủy trong khi các cấu trúc cũ hơn được tân trang. Việc khôi phục hoàn thành vào năm 2008. Làng Văn hóa Katara đã được mở cửa trong thành phố vào năm 2010 và đã tổ chức Liên hoan phim Doha Tribeca kể từ đó.



Doha nhìn từ vệ tinh

Doha nằm ở phần phía đông-trung của Qatar, giáp với Vịnh Ba Tư trên bờ biển. Độ cao của nó là 10 m (33 ft). Doha được đô thị hóa cao. Việc cải tạo đất ngoài khơi bờ biển đã được thêm 400 héc-ta đất và 30 km đường bờ biển. Một nửa trong số 22 km² diện tích bề mặt mà Sân bay Quốc tế Hamad được xây dựng trên đã được khai hoang. Địa chất của Doha chủ yếu bao gồm sự không phù hợp với thời tiết trên đỉnh của giai đoạn Eocene Dammam Formation, tạo thành đá vôi dolomit

Đảo Ngọc Trai là một hòn đảo nhân tạo ở Doha với diện tích bề mặt gần 400 ha (1000 mẫu Anh) [63] Tổng dự án đã được ước tính là 15 tỉ đô la sau khi hoàn thành. Các hòn đảo khác ngoài bờ biển Doha bao gồm Đảo Palm Tree, Đảo Shrao, Đảo Al Safia và Đảo Alia.



Doha có khí hậu hoang mạc nóng. Mùa hè có thời tiết cực kì nóng và kéo rất dài, từ tháng 5 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình vào thời điểm này khoảng 38 °C và thường chạm đến ngưỡng 45 °C vào những lúc nóng cực điểm. Vào các tháng mùa Hè, thành phố hầu như không có mưa, ít hơn 20 mm so với các tháng còn lại. Lượng mưa nói chung là thấp, chỉ khoảng 75 mm trong một năm và chỉ xảy ra vào những ngày đơn lẻ từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Khác với mùa hè, mùa đông lại khá ôn hòa, nhiệt độ hiếm khi xuống dưới mức 7 °C.[2]

















































































































































Dữ liệu khí hậu của Doha (Sân bay quốc tế Doha) 1962–1992
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Năm
Cao kỉ lục °C (°F)
31.2
36.0
39.0
46.0
47.7
49.0
50.4
48.3
45.5
43.4
38.0
32.7
50,4
Trung bình cao °C (°F)
21.7
23.0
26.8
31.9
38.2
41.2
41.5
40.7
38.6
35.2
29.5
24.1
32,7
Trung bình ngày, °C (°F)
17.0
17.9
21.2
25.7
31.0
33.9
34.7
34.3
32.2
28.9
24.2
19.2
26,7
Trung bình thấp, °C (°F)
12.8
13.7
16.7
20.6
25.0
27.7
29.1
28.9
26.5
23.4
19.5
15.0
21,6
Thấp kỉ lục, °C (°F)
3.8
5.0
8.2
10.5
15.2
21.0
23.5
22.4
20.3
16.6
11.8
6.4
3,8
Giáng thủy mm (inch)
13.2
(0.52)
17.1
(0.673)
16.1
(0.634)
8.7
(0.343)
3.6
(0.142)
0.0
(0)
0.0
(0)
0.0
(0)
0.0
(0)
1.1
(0.043)
3.3
(0.13)
12.1
(0.476)
75,2
(2,961)
% độ ẩm
71
70
63
52
44
41
49
55
62
63
66
71
59
Số ngày giáng thủy TB (≥ 1.0 mm)
1.7
2.1
1.8
1.4
0.2
0.0
0.0
0.0
0.0
0.1
0.2
1.3
8,8
Số giờ nắng trung bình hàng tháng
244.9
224.0
241.8
273.0
325.5
342.0
325.5
328.6
306.0
303.8
276.0
241.8
3.432,9
Số giờ nắng trung bình ngày
7.9
8.0
7.8
9.1
10.5
11.4
10.5
10.6
10.2
9.8
9.2
7.8
9,4
Nguồn #1: NOAA[3]
Nguồn #2: Deutscher Wetterdienst (extremes 1962–2012)[4]

Một phần đáng kể dân số của Qatar nằm trong phạm vi Doha và khu vực đô thị. Quận có mật độ dân số cao nhất là khu vực trung tâm của Al Najada, nơi có thể chứa được tổng dân số cao nhất trong cả nước. Mật độ dân số trong vùng Doha lớn hơn dao động từ 20.000 người trên mỗi km² đến 25 người trên km².

Cơ cấu dân số của Doha rất khác thường khi dân số phần lớn là ngoại kiều, với dân tộc Qatar chính gốc lại là cộng đồng thiểu số. Dân số ngoại kiều đông nhất là từ các nước Đông Nam Á, với số lượng lớn ngoại kiều đến từ các nước khác thuộc thế giới Ả Rập, Levant, Đông Á. Doha cũng là nơi ở của ngoại kiều từ Hoa Kỳ, Nam Phi, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Na Uy và nhiều nước khác. Trong quá khứ, ngoài kiều ở Qatar không được phép sở hữu đất đai, bây giờ dân không phải là công dân Qatar cũng thể mua nhiều đất ở Doha, bao gồm West Bay Lagoon và Qatar Pearl. Việc sở hữu đất ở Doha của người nước ngoài cho phép họ gia hạn giấy phép cư trú và sống và làm việc ở Qatar.

Phần lớn cư dân ở Doha là người Hồi giáo. Người Công giáo chiếm hơn 90% trong số 150.000 Kitô hữu ở Doha. Theo các nghị định của Emir về việc giao đất cho các nhà thờ, nhà thờ Công giáo đầu tiên, Đức Mẹ Mân Côi, đã được khai trương tại Doha vào tháng 3 năm 2008. Cấu trúc của nhà thờ là biểu tượng kín đáo và không được hiển thị bên ngoài tòa nhà. Một số nhà thờ khác còn tồn tại ở Doha, bao gồm Nhà thờ Chính thống Hy Lạp St. George và Nhà thờ Chính thống Hy Lạp của Qatar Nhà thờ Syro-Malabar, Nhà thờ Chính thống Malankara, Nhà thờ Mar Thoma (liên kết với người Anh giáo, nhưng không phải là một phần của Hội hiệp ước), Nhà thờ CSI, Nhà thờ Syro-Malankara và nhà thờ Ngũ Tuần. Phần lớn các đền thờ Hồi giáo đều là Muwahhid hay Sunni.



Khu vực mới phát triển gần đây ở Doha


Phần lớn dầu mỏ và khí thiên nhiên hiện hữu ở Doha, là trung tâm kinh tế của Qatar. Doha là nơi có các trụ sở của các công ty dầu khí lớn của quốc gia này, bao gồm Qatar Petroleum, Qatar Gas và RasGas. Nền kinh tế của Doha được xây trên thu nhập từ ngành công nghiệp dầu khí và chính phủ Qatar đang nhanh chóng cố gắng đa dạng hóa nề kinh tế Qatar giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Kết quả là, Doha gần đây đang trải qua một giai đoạn bùng nổ lớn, thành phố phát triển rất nhanh, phần lớn là nhờ chương trình hiện đại hóa của Sheikh Hamad bin Khalifa.

Giống như thành phố Dubai gần đó ở Các Tiểu Vương quốc Ả Tập Thống nhất, nề kinh tế của Doha đang thoát khỏi phụ thuộc vào ngành công nghiệp dầu mỏ và khí thiên nhiên, dù không giống như Dubai, trọng tâm của Doha không hướng vào ngành du lịch. Doha đang chứng kiến một sự tăng trưởng nhanh với dân số thành phố tăng hơn 60.000 giữa 2004-2006 điều này dẫn đến sự bùng nổ lĩnh vực bất động sản, với giá bất động sản tăng vọt[cần dẫn nguồn]. Theo BBC cuối tháng 1 năm 2007, Doha là thành phố đắt đỏ hơn Dubai về giá bất động sản. Tỷ lệ tăng giá này đã dẫn đến các dự án như dự án Thành phố Lusail được xây phía Bắc của Doha và khi hoàn thành sẽ cấp nơi ở cho 200.000 người.Việc xây dựng cũng bùng nổ ở Doha, một kết quả của sự gia tăng hoạt động kinh doanh và thương mại ở Doha; điều này có thể nhận thấy thông qua sự thay đổi chiều cao kiến trúc của thành phố khi Doha có 40 tháp cao ốc đang được xây, trong đó lớn nhất là cao ốc Tháp Dubai.




Doha là nơi có Đại học Qatar, được thành lập năm 1973, cũng như nhiều trường đại học khác nằm ở Thành phố đại học của Doha. Thành phố đại học là nơi có nhiều trường đại học danh tiếng như Đại học Georgetown, Weill Medical College của Đại học Cornell, Đại học Virginia Commonwealth, Đại học Texas A&M và Đại học Carnegie Mellon.[5] Doha cũng là nơi có nhiều trường phổ thông quốc tế được thành lập cho các cộng đồng ngoại kiều với hàng chục trường khác nhau đang hoạt động trong thành phố. Giáo dục là một trọng tâm lớn của chính phủ Qatar và điều này dẫn đến sự phát triển của các tổ chức như Qatar Foundation quản lý Thành phố đại học.



Bảo tàng Nghệ thuật Hồi Giáo ở West Bay, Doha


Như phần lớn các thành phố giàu có ở Trung Đông khác, Doha đang trải qua một thời kỳ bùng nổ xây dựng. Thành phố đã mời các công ty kiến trúc quốc tế thiết kế các tòa nhà mới. Các dự án mới ở Doha nổi bật bao gồm:



Đua thuyền ở vịnh Doha


Doha có một số sân vận động thểt thao trong đó có nhiều sân được cải tạo để chuẩn bị cho 15th Asian Games, được tổ chức tháng 12 năm 2006. Doha cũng tổ chức 3rd West Asian Games tháng 12 năm 2005. Các địa điểm tổ chức thể thao ở Doha và ngoại ô của thành phố bao gồm:


ASPIRE Academy, khánh thành năm 2004, là một học viện thể thao có mục tiêu đào tạo các vận động viên đẳng cấp thế giới. Học viện này nằm ở Phức hợp Thành phố thể thao. Giải MotoGP grand prix Doha được tổ chức hàng năm tại Vòng đua quốc tế Losail, nằm ở phía Bắc thành phố.

Doha từng cố gắng chạy đua đăng cai Olympic 2016 nhưng cuối cùng quyền đăng cai đại hội lại thuộc về Rio de Janeiro.[6]



Đường bộ[sửa | sửa mã nguồn]


Quốc lộ Dukhan ở ngoại ô Doha

Doha có hệ thống xe bus nhưng chỉ có nhóm người thu nhập thấp sử dụng. Dân thu nhập cao thích đi xe hơi riêng hơn và điều này đã dẫn đến sự tắc nghẽn gia tăng trong thành phố dù chính quyền thành phố đã đầu tư nâng cấp đường sá. Hàng loạt đường cao tốc, nút giao thông đã được xây dựng. Doha có hàng loạt taxi đang hoạt động.


Hàng không[sửa | sửa mã nguồn]


Sân bay quốc tế Doha là sân bay quốc tế duy nhất của Qatar. Đây là trung tâm hoạt động của hãng Qatar Airways, và có nhiều hãng hàng không quốc tế đang hoạt động. Do sự tăng trưởng nhanh của thành phố và của hãng Qatar Airways, nhiều người nói sân bay này là quá chật hẹp và không thể phục vụ tốt các hãng hàng không qua đây. Một sân bay mới Sân bay quốc tế Doha mới đang được xây dựng để giải quyết tình trạng này.