Thursday 18 October 2018

Hoa Hạ – Wikipedia tiếng Việt


Hoa Hạ (chữ Hán: 華夏; bính âm: huá xià) là tên thường dùng để chỉ Trung Quốc hoặc nền văn minh Trung Quốc.





Căn cứ vào ghi chép trong Tả truyện, nhà Hạ ở Trung Nguyên là một nước công bằng và chuẩn mực. Vì vậy, từ Hạ với nghĩa là to lớn được các triều đại về sau dùng để chỉ toàn bộ đất nước. Hoa cũng được dùng để chỉ quần áo đẹp mà các dân tộc cổ Trung Quốc thường mặc.

Cũng có thể Hạ chỉ sông Hạ Thuỷ (tên khác của sông Hán Thuỷ) còn Hoa chỉ Hoa Sơn. Cả hai con sông và ngọn núi này đều có ý nghĩa lịch sử và văn hoá quan trọng thời cổ đại Trung Quốc.



Khoảng 4000 năm trước Công nguyên, tại khu vực Hoàng Thổ Cao Nguyên và Hành Lang Hà Tây là nơi cư trú bộ tộc Hạ, khu vực nam Tấn Quan Trung là nơi cư trú của bộ tộc Hoa, lưu vực sộng Hán và nam sông Hoài là bộ tộc Xi Vưu. Năm 2700 trước Công nguyên, thủ lĩnh Hạ tộc là Hoàng Đế đông tiến chiến thắng Viêm Đế, thủ lĩnh của tộc Hoa. Hai bộ tộc này đã liên minh với nhau đánh bại tộc Xi Vưu, chiếm cả Trung Nguyên. Hai bộ tộc Hoa, Hạ dần dần hợp thành bộ tộc Hoa Hạ. Về sau Hoa Hạ còn dung hợp các tộc Tạng Miến, Thổ Hỏa La, Đông Di, Thông Cổ Tư, Tây Giới, Chúc Dung Thị, hậu duệ Xi Vưu, Hung Nô, Tiên Bi, v.v.
Từ triều đại nhà Chu, các dân tộc và bộ tộc không ngừng hợp lại, khu vực sinh sống cũng không ngừng được mở rộng, từ lưu vực Hoàng Hà mở rộng đến khu vực sông Hoài, Tứ Thủy, Trường Giang và Hán Thủy.
Sau khi thống nhất các bộ tộc trung nguyên Hoa Hạ đã kết hợp linh vật của mình cùng với linh vật của các bộ tộc đó thành con rồng.
Ngày nay, nhiều học giả tại Trung Quốc vẫn gọi Hán tộc và những tộc thiểu số là dân tộc Hoa Hạ.



Cả nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa dân quốc đều dùng Trung Hoa để chỉ tên quốc gia. Chữ Hoa cũng thường được dùng trong người Hoa, Hoa kiều. Lịch Trung Quốc cũng được biết đến với tên gọi Hạ lịch.










No comments:

Post a Comment