Yên Bình | |
---|---|
Huyện | |
Địa lý | |
Diện tích | 773,196 |
Dân số | |
Tổng cộng | 103.776 người (2009) [1] |
Mật độ | … |
Dân tộc | Kinh, Tày, Nùng, Dao và Cao Lan |
Hành chính | |
Tỉnh | Yên Bái |
Huyện lỵ | Thị trấn Yên Bình |
Chính quyền | |
Chủ tịch UBND | Nguyễn Văn Trọng Phó Bí thư- Chủ tịch UBND huyện |
Chủ tịch HĐND | Nguyễn Dũng Giang - Phó Bí thư - Chủ tịch HĐND huyện |
Bí thư Huyện ủy | Nguyễn Minh Toàn |
Phân chia hành chính | 2 thị trấn (Yên Bình, Thác Bà) |
Số điện thoại | 0293 885 142 |
Số fax | 0293 885 142 |
Website | http://www.yenbai.gov.vn/vi/org/htt/huyenyenbinh/Pages/gioithieuchung.aspx |
Yên Bình là huyện cửa ngõ phía đông của tỉnh Yên Bái.
Có diện tích tự nhiên trên 773,196 km² là nơi chung sống của 107.882 dân (năm 2008) với 5 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao và Cao Lan.
Phía đông giáp với huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ); phía tây giáp với thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên; phía tây bắc giáp với huyện Văn Yên; phía bắc giáp với huyện Lục Yên.
Yên Bình vào thời nhà Nguyễn là đất châu Thu Vật (năm 1823 đổi tên là châu Thu (Thu Châu) phủ Yên Bình tỉnh Tuyên Quang. Thu Châu vào thế kỷ 19 gồm 7 tổng: Vĩnh Kiên (các đơn vị cấp làng xã: Vĩnh Kiên, Phục Lễ, Vũ Linh, Bạch Hà, An Thịnh), Đại Đồng (các đơn vị cấp làng xã: Đại Đồng, Vũ Khê, Khuôn Sơn, Hoàng Loan Thượng, Hoàng Loan Trung, Hoàng Loan Hạ), Ẩm Phúc (các đơn vị cấp làng xã: Ẩm Phúc, Tô Khê, Dương Liễu, Vô Tha, Phụ Thành, Bảo Ái, Đồng Lang), Cẩm Nhân (các đơn vị cấp làng xã: Cẩm Nhân, Tích Cốc, Bình Hanh, Hoàng Gia), Mông Sơn (các đơn vị cấp làng xã: Mông Sơn, Thì Lại, Xuân Lôi, Phú Lâm, Lãnh Thủy), Ngọc Chấn (gồm các đơn vị cấp làng xã: Ngọc Chấn, Dịch Dương, Xuân Kỳ, Bình Mục, Thu Vật, Hướng Dương), Thì Ngạn (các đơn vị cấp làng xã: Thì Ngạn, Kỳ Mã, Duyên Gia, Đông Lý);
Dưới thời Pháp thuộc, địa phương có lúc nằm trong chế độ quân quản, khi thì ở quân khu miền Tây (1885-1890); lúc thì thuộc đạo quan binh thứ ba Yên Bái(1891-1900). Nhìn chung, các đơn vị hành chính cấp tổng và xã không đổi chỉ có tên Châu Thu đổi là phủ Yên Bình.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, cùng với việc đổi phủ thành huyện giải tán cấp tổng. Cả huyện Yên Bình lúc bấy giờ có 39 xã. Sau khi hòa bình lập lại, do việc thành lập khu tự trị Việt Bắc, ngày 1-7-1956, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số 268-SL chuyển huyện Yên Bình của tỉnh Tuyên Quang để sáp nhập vào tỉnh Yên Bái. Huyện Yên Bình khi đó gồm có 39 xã: Ẩm Phúc, An Dương, An Thọ, Bạch Hà, Bảo Ái, Bình An, Cảm Ân, Cẩm Nhân, Chính Tâm, Đại Đồng, Đông Lý, Đồng Tâm, Đồng Thái, Đông Thanh, Dương Liễu, Hiệp Hòa, Hương Lý, Minh Phú, Mông Sơn, Mỹ Gia, Ngọc Chấn, Phú Thịnh, Phúc An, Phúc Ninh, Tân Hương, Tân Nguyên, Tân Thành, Thịnh Hưng, Tích Cốc, Tích Trung, Văn Chính, Vĩnh An, Vĩnh Kiên, Vũ Linh, Xuân Lai, Xuân Long, Yên Bình, Yên Thành, Yên Vượng.
Do việc di dân để xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà, ngày 28-1-1967, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ra quyết định số 24-NV về việc giải thể các xã Bình An, Văn Chính, An Thọ, Ẩm Phúc, Chính Tâm, Yên Vượng, Đồng Thái, An Dương, Dương Liễu, Hiệp Hòa, Đông Thanh, Minh Phú, Tân Thành, Vĩnh An, Tích Trung, Đồng Tâm, Đông Lý, Hương Lý. Tại Quyết định này, xóm Mạ vốn thuộc xã Đại Đồng và xóm Hồng Bàng vốn thuộc xã Đông Lý đưa vào xã Hương Lý.
Ngày 16-2-1967, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Quyết định số 51/NV, chia tách các xã Vũ Linh, Vĩnh Kiên, Cảm Nhân. Đồng thời, sáp nhập 2 xã Hán Đà, Đại Minh (thuộc huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) về huyện Yên Bình.
Ngày 27-12-1975, huyện Yên Bình thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, gồm 23 xã: Bạch Hà, Bảo Ái, Cảm Ân, Cẩm Nhân, Đại Đồng, Đại Minh, Hán Đà, Mông Sơn, Mỹ Gia, Ngọc Chấn, Phú Thịnh, Phúc An, Phúc Ninh, Tân Hương, Tân Nguyên, Thịnh Hưng, Tích Cốc, Vĩnh Kiên, Vũ Linh, Xuân Lai, Xuân Long, Yên Bình, Yên Thành.
Ngày 23-2-1977, thành lập thị trấn Thác Bà.
Năm 1985, chia xã Phú Thịnh thành xã Phú Thịnh và thị trấn Yên Bình.
Ngày 26-12-1991, huyện Yên Bình trở lại thuộc tỉnh Yên Bái.
Ngày 4-8-2008, chuyển xã Văn Lãng thuộc huyện Trấn Yên về huyện Yên Bình quản lý.
Toàn huyện có 26 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 24 xã: Bạch Hà, Bảo Ái, Cảm Ân, Cẩm Nhân, Đại Đồng, Đại Minh, Hán Đà, Mông Sơn, Mỹ Gia, Ngọc Chấn, Phú Thịnh, Phúc An, Phúc Ninh, Tân Hương, Tân Nguyên, Thịnh Hưng, Tích Cốc, Văn Lãng, Vĩnh Kiên, Vũ Linh, Xuân Lai, Xuân Long, Yên Bình, Yên Thành và 2 thị trấn: Yên Bình (huyện lị), Thác Bà.
Thay đổi sau khi xây nhà máy thủy điện Thác Bà[sửa | sửa mã nguồn]
Trước kia khi nhà máy thủy điện Thác Bà chưa xây dựng người dân sinh sống bám theo hai bờ sông Chảy tạo nên những điểm dân cư sầm uất, nhiều người từ miền xuôi lên lập nghiệp tại đây.
Trước kia Yên Bình có nhiều rừng tự nhiên với gỗ, nứa và các loại lâm sản quy hiem,người dân khai thác gỗ nứa đóng thành bè, mảng vận chuyển theo dòng sông Chảy về xuôi.
"Còn tiền chợ Ngọc, chợ Ngà
Hết tiền thì lại Thác Bà, thác Ông"
Đó là câu thơ xưa nói về cuộc sống của người dân hai bên bờ sông Chảy. Chợ Ngọc, chợ Ngà là nơi buôn bán hàng hóa nổi tiếng ở vùng Yên Bình trước đây, bây giờ chợ Ngọc nằm sâu dưới lòng hồ Thác Bà, chợ Ngà giờ cũng không còn nữa, người dân khu chợ Ngà xưa nay đi chợ Cát Lem. Còn Thác Bà là nơi có dòng nước chảy xiết đổ xuống những khối đá lớn mà những người khai thác gỗ phải vượt qua, người ta đã lập một miếu thờ gần thác để thắp hương mỗi khi đưa bè gỗ qua đây. Bây giờ miếu thờ này không còn nữa.
Vào những năm 1970, khi Nhà máy thủy điện Thác Bà đi vào hoạt động, cả một vùng rộng lớn ngập chìm trong nước. Một số làng bản di chuyển khỏi lòng hồ đến những vùng xa hơn như Mông Sơn, Cảm Ân, xã Yên Bình... Những người dân vùng hồ phải làm quen với môi trường sống mới, họ đi lại trên hồ bằng thuyền và xuồng máy, nhiều phụ nữ và trẻ em biết bơi thuyền (nan) bằng chân. Hồ Thác Bà đã tạo nên diện tích mặt nước rất lớn nằm ở 2 huyện Yên Bình và Lục Yên, nhiều người dân sống gần hồ đã làm thêm nghề đánh bắt cá. Hơn một nghìn hòn đảo trên hồ giờ đang được trồng cây lâm nghiệp chủ yếu là keo, bạch đàn, muồng, quyền quản lý thuộc về cơ quan lâm trường Thác Bà và chịu trác nhiệm trực tiếp là ông: Nguyễn Văn Vượng trưởng phòng kỹ thuật của lâm trường. Nhiều mỏ đá vôi và đá trắng đang được khai thác và vận chuyển bằng đường thủy trên hồ Thác Bà. Ở đây người ta cũng đang có những dự án du lịch trên vùng hồ.
- Vị trí: trên sông Chảy.
- Diện tích lưu vực: 6.430km².
- Công suất lắp máy: 120MW.
- Chiều cao lớn nhất của đập: 48m.
- Chiều dài đỉnh đập: 657m.
- Thể tích đập: 1,33 triệu m3.
- Dung tích hữu ích của hồ chứa: 2.160.000.000 m3.
- Dung tích toàn bộ của hồ chứa: 2.490.000.000 m3.
- Diện tích mặt hồ ứng với MN bình thường: 235km².
- Chiều dài lớn nhất của hồ chứa: 60 km.
- Cao trình MNBT: +58,0
- Cao trình MN lũ 0,01%: +61,0
- Cao trình MN lũ 0,1%: +59,65
- Cao trình MN lũ 1%: +58,85
- Mực nước hết: +46,0
- Mực nước trước lũ: +50,3
- Khả năng xả lũ lớn nhất: 3.650m3/s.
Vùng trồng bưởi[sửa | sửa mã nguồn]
Xuôi theo dòng sông Chảy, có một vùng đất phù xa thuộc làng Khả Lĩnh xã Đại Minh (Yên Bình) nổi tiếng trồng cây bưởi. Trước đây vùng đất này thuộc huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ, nay thuộc Yên Bình - tỉnh Yên Bái. Bưởi trồng ở vùng đất này cho quả ngon và ngọt nhất. Ngày nay giống bưởi ngọt này đã được trồng ở nhiều nơi nhưng chất lượng thì không đâu bằng bưởi Khả Lĩnh. Bưởi Đại Minh giờ được bán nhiều tại ngã ba Cát Lem.
Tiềm năng phát triển của huyện là du lịch, bên cạnh đó công nghiệp và nông nghiệp cũng được trú trọng: các nhà máy xí nghiệp được nâng cấp và xây dựng như Nhà máy xi măng Yên Bình được xây dựng tại KM 10 và Nhà máy xi măng Phú Thịnh cũng được nâng cấp từ lò đứng sang lò quay, Nhà máy thuỷ điện Thác Bà được Tổng công ty điện lực đầu tư cơ sở 2 tại Na Hang - tỉnh Tuyên Quang.
No comments:
Post a Comment