Thông tin cá nhân | |||
---|---|---|---|
Tên đầy đủ | Didier Yves Drogba Tébily | ||
Ngày sinh | 11 tháng 3, 1978 | ||
Nơi sinh | Abidjan, Bờ Biển Ngà | ||
Chiều cao | 1,89 m (6 ft 2 1⁄2 in)[1] | ||
Vị trí | Tiền đạo | ||
CLB trẻ | |||
1996–1997 | Levallois | ||
1997–1998 | Le Mans | ||
CLB chuyên nghiệp* | |||
Năm | Đội | ST† | (BT)† |
1998–2002 | Le Mans | 64 | (12) |
2002–2003 | Guingamp | 45 | (20) |
2003–2004 | Marseille | 35 | (19) |
2004–2012 | Chelsea | 226 | (157) |
2012-2013 | Thân Hoa Thượng Hải | 11 | (8) |
2013-2014 | Galatasaray | 37 | (15) |
2014–2015 | Chelsea | 28 | (4) |
2015–2016 | Montreal Impact | 33 | (21) |
Tổng cộng | 479 | (199) | |
Đội tuyển quốc gia | |||
2002–2014 | Bờ Biển Ngà | 104 | (65) |
† Số trận khoác áo (số bàn thắng). |
Didier Drogba, tên đầy đủ là Didier Yves Drogba Tébily (sinh 11 tháng 3 năm 1978), là cựu cầu thủ bóng đá người Bờ Biển Ngà hiện đã giải nghệ.
Anh là vua phá lưới Premier League mùa bóng 2006-07 với 20 bàn thắng và mùa bóng 2009-2010 với 29 bàn thắng, và là Cầu thủ xuất sắc nhất châu Phi hai năm 2006 và 2009.
Là một trong những Tiền đạo trung phong xuất sắc nhất thế giới, anh có đầy đủ phẩm chất của một tiền đạo siêu sao: khả năng càn lướt, thể lực dồi dào, bản năng săn bàn và quyết đoán. Anh nổi tiếng với khả năng vô địch trong tranh chấp tay đôi và dứt điểm không cần nhìn khung thành đối phương.
Phần lớn thời gian sự nghiệp đỉnh cao của Drogba là tại CLB Chelsea, tại Chelsea anh được coi như một biểu tượng lớn và được bình chọn là tiền đạo xuất sắc nhất lịch sử CLB. Đặc biệt trong trận đấu cuối cùng của anh cho Chelsea, trận chung kết UEFA Champions League 2012 với Bayern Munich, anh đóng vai như người hùng khi đánh đầu cân bằng tỉ số 1-1 cho Chelsea trong những phút cuối hiệp hai, sau hai hiệp phụ hòa nhau, Chelsea đánh bại Bayern Munich bằng loạt đá luân lưu, Drogba là người thực hiện thành công lượt đá cuối và lần đầu tiên cùng CLB Chelsea đăng quang giải đấu danh giá UEFA Champions League.
Drogba cũng rất nổi tiếng bởi những hoạt động xã hội. Tại quê nhà Bờ Biển Ngà, anh được người dân tôn vinh như người hùng khi đứng ra nỗ lực kêu gọi hòa bình, chấm dứt nội chiến trên quê hương vào năm 2006 để tập trung vào World Cup đang diễn ra. Các phe xung đột đều tự nguyện bỏ vũ khí khi Drogba kêu gọi hòa bình. Anh bỏ tiền ra xây nhiều bệnh viện, trường học và viện trợ nhân đạo cho đất nước Bờ Biển Ngà và được nhân dân, chính phủ vô cùng mến mộ.
Drogba được các nhà chuyên môn tại châu Phi đánh giá là top 3 "Cầu thủ châu Phi Vĩ đại nhất mọi Thời đại" khi vượt qua những Abedi Pele, Jay-jay Okocha, Nwankwo Kanu, Roger Milla. Didier Drogba xếp thứ 3, George Weah giành giải Nhì, Samuel Eto'o giành giải Nhất trong cuộc bầu chọn này.[2]
Tạp chí uy tín Time (Mỹ) bầu chọn Drogba là một trong "100 người có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2010". Đáng chú ý, cựu tiền đạo The Blues được tạp chí Time bầu chọn trong danh mục "người hùng" (25 người) bên cạnh cựu Tổng thống Mỹ Clinton, ngôi sao điện ảnh Lý Liên Kiệt hay danh hài Ben Stiller.
Sinh tại Abidjan, Didier Drogba trải qua thời thơ ấu tại Bờ Biển Ngà và nước Pháp. Tito, biệt danh mà bạn bè và gia đình thường gọi, rời quê nhà khi mới 5 tuổi. Anh đến Brest thuộc vùng Brittany ở cùng ông chú, Michel Goba, một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Drogba sống ở Pháp 3 năm, cùng với chú ở Brest, Angoulême và Dunkerque trước khi trở về quê hương.
Do suy thoái kinh tế ở quê nhà nên anh trở lại sống với chú ở Dunkerque, tiếp tục có dịp đi vòng quanh nước Pháp. Thời điểm đó anh bắt đầu chơi bóng đá. Năm 1991 cha mẹ anh cũng đến Pháp, trước tiên tới Vannes và năm 1993 định cư tại Antony thuộc vùng ngoại ô Paris. Đó là lúc cậu thiếu niên 15 tuổi Drogba đoàn tụ với gia đình. Ban đầu anh đăng ký vào câu lạc bộ địa phương Levallois, và khi trình độ nâng cao, chơi cho đội bóng tại National 2, giải hạng Tư của Pháp năm 18 tuổi.
Le Mans và Guingamp[sửa | sửa mã nguồn]
Drogba khoác áo Le Mans năm 19 tuổi (1998), lúc này câu lạc bộ còn chơi ở Ligue 2, giải hạng Hai của Pháp. Đến mùa bóng 2001-02 anh chuyển sang chơi cho Guingamp tại Ligue 1. Mùa tiếp theo Drogba ghi được 17 bàn thắng và giúp Guingamp kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 7, một kỉ lục đối với câu lạc bộ. Thành tích này đã khiến Olympique de Marseille, một trong những câu lạc bộ lớn nhất nước Pháp, ký hợp đồng với anh năm 2003.
Olympique de Marseille[sửa | sửa mã nguồn]
Marseille có một mùa bóng khởi đầu vất vả và huấn luyện viên Alain Perrin, người đã ký hợp đồng đưa Drogba về từ Guingamp, sớm bị thay thế bằng José Anigo. Tuy nhiên, Drogba vẫn thể hiện một phong độ ổn định, ghi 19 bàn thắng và giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất giải vô địch Pháp. Trên đấu trường châu Âu, anh ghi 5 bàn tại Champions League và 6 bàn tại Cúp UEFA, tổng cộng là 30 bàn trong mùa bóng. Anh cùng câu lạc bộ về nhì tại Cúp UEFA khi Marseille thua Valencia ở chung kết. Màn trình diễn ấn tượng mùa bóng này làm các câu lạc bộ lớn hơn chú ý đến Drogba (nhất là các bàn thắng tại Cúp UEFA gặp Liverpool và Newcastle). Cuối mùa (2004) anh chuyển đến Chelsea với mức giá kỉ lục của câu lạc bộ lúc đó là 24 triệu bảng Anh (kỉ lục hiện giờ của Chelsea là hợp đồng mua Alvaro Morata khoảng 70 triệu bảng năm 2010).
Chelsea[sửa | sửa mã nguồn]
Được HLV Jose Mourinho đưa về Chelsea và cũng chính từ thời gian này, Drogba đã trở thành một trong những tiền đạo xuất sắc nhất thế giới, là nỗi khiếp sợ của nhiều hàng phòng ngự tại Anh cũng như châu Âu. Drogba nhanh chóng thích ứng với môi trường mới, ghi bàn ngay trận thi đấu thứ 3 cho Chelsea. Mặc dù gặp vấn đề về sức khoẻ nhưng trong mùa bóng 2004-05, Drogba đã ghi 16 bàn trong 40 trận đá cho Chelsea, có tỉ lệ ghi bàn / thời gian thi đấu nhiều thứ hai chỉ sau Thierry Henry. Mùa bóng này cũng là mùa bóng thành công với Chelsea khi họ giành chức vô địch quốc gia đầu tiên sau 50 năm.
Mùa bóng tiếp theo (2005-06), Drogba tiếp tục thể hiện phong độ ổn định với 16 bàn thắng cho câu lạc bộ và 11 đường kiến tạo thành bàn thắng. Drogba đã có lúc có ý định quay về Marseille khi bị báo giới Anh kì thị, tuy nhiên cuối cùng anh vẫn ở lại Chelsea. Vào cuối mùa bóng, với sự ra đi của tiền đạo Hernán Crespo và tiền vệ cánh Damien Duff cùng với sự thay đổi chiến thuật của huấn luyện viên Mourinho từ 4-3-3 sang 4-4-2, vị trí của Drogba ở đội hình chính càng vững chắc khi anh là lựa chọn số một để đá cặp với đồng đội mới Andriy Shevchenko. Anh có danh hiệu vô địch Premier League thứ hai liên tiếp với Chelsea.
Sau khi Damien Duff rời Chelsea, Drogba tiếp quản áo số 11 của Duff. Mùa bóng 2006-07 là mùa bóng thành công với cá nhân Drogba khi anh ghi tới 33 bàn trên các mặt trận (hơn cả hai mùa trước cộng lại). Anh trở thành cầu thủ Chelsea đầu tiên sau Kerry Dixon mùa bóng 1984-85 ghi hơn 30 bàn trong một mùa giải.
Đầu năm 2007 Drogba nhận được các giải thưởng: Cầu thủ xuất sắc nhất Bờ Biển Ngà, Cầu thủ xuất sắc nhất châu Phi lần đầu tiên (vượt qua tiền đạo Cameroon của Barcelona Samuel Eto'o và đồng đội tại Chelsea, cầu thủ Ghana Michael Essien.[3]
Anh cũng có tên trong Đội hình tiêu biểu giải ngoại hạng Anh và đứng thứ nhì (sau Cristiano Ronaldo) trong cuộc bầu chọn Cầu thủ xuất sắc nhất giải ngoại hạng Anh do Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp Anh (PFA) tổ chức.[4]
2010-2011[sửa | sửa mã nguồn]
Mở đầu giải ngoại hạng Anh, anh đã lập một cú hat-trick giúp Chelsea giành chiến thắng 6-0 trước West Brom. Anh lại tiếp tục tỏa sáng ở trận tiếp theo sau khi có 3 lần kiến tạo thành bàn giúp Chelsea thắng 6-0 trước Wigan. Tuy nhiên kể từ sau đó anh bị một căn bệnh sốt rét và phải nghỉ nhiều trận. Dù anh đã trở lại thi đấu nhưng vẫn chưa hoàn toàn khỏi bệnh nên không đóng góp nhiều cho Chelsea ở mùa giải này. Đây là mùa giải đáng quên nhất của anh cũng như Chelsea khi đội đã trắng tay tại mùa giải này.
2011-2012[sửa | sửa mã nguồn]
Drogba bị chấn thương nên phải tới trận gặp Swansea City anh mới trở lại, ngay lập tức anh đã có bàn thắng cho Chelsea trong trận thắng 4-1.
29/11/11, Drogba ghi bàn thắng thứ 150 trong màu áo của Chelsea san bằng kỷ lục của Roy Bentley và Peter Osgood. Drogba tiếp tục có bàn thắng thứ 100 tại giải Ngoại hạng Anh trong màu áo Chelsea trong trận thắng 1-0 trước Stoke City
Anh thường phải ngồi dự bị dưới thời của huấn luyện viên André Villas-Boas nhưng chỉ khi đến thời huấn luyện viên Roberto Di Matteo anh mới trở lại cực kỳ ấn tượng.
Đầu tiên là anh có một bàn thắng rất đẹp mắt vào lưới của Tottenham trong trận bán kết Cúp FA, Chelsea đã thắng 5-1 ở trận đấu đó. 3 ngày sau đó anh lại lập công cho Chelsea trong trận bán kết Champion League gặp Barcelona, nhận đường chuyền bên cánh trái của Ramires anh đã không bỏ lỡ cơ hội và ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu giúp Chelsea thắng 1-0. Drogba tiếp tục tỏa sáng trong trận chung kết Cúp FA giúp Chelsea thắng 2-1 trước Liverpool và giành vô địch Cúp FA.
19/5/2012, trong trận chung kết Champion League gặp Bayern Munich, dù Chelsea đã bị thủng lưới trước ở phút thứ 84 nhưng Chelsea đã không từ bỏ. Phút thứ 88, từ pha phạt góc duy nhất của Chelsea trong trận đấu, Mata sút phạt góc rồi Drogba bật cao đánh đầu giúp Chelsea gỡ hòa 1-1. Trận đấu đã không có chuyển biến ở hiệp phụ buộc phải bước sang loạt sút luân lưu cân não, sau khi Bastian Schweinsteiger của Bayern Munich sút hỏng quả thứ 5, Drogba chỉ cần sút thành công quả thứ 5 là Chelsea giành vô địch, anh lạnh lùng đánh lừa được thủ môn Manuel Neuer, bóng nhẹ nhàng đi vào lưới giúp Chelsea lần đầu tiên đăng quang tại Champion League. Và đây cũng là trận cuối cùng anh thi đấu cho Chelsea.
22/5/2012, trang chủ của Chelsea thông báo chính thức anh sẽ không ký thêm hợp đồng với Chelsea và sẽ chia tay CLB trong hè này. Vậy sau 8 năm gắn bó, anh đã phải chia tay CLB ngay sau ghi cùng Chelsea vô địch Champion League. Anh đã chơi tổng cộng 341 trận và ghi được 157 bàn thắng (vượt qua Roy Bentley và Peter Osgood). Sau khi tuyên bố rời Chelsea anh tự tiến cử Fernando Torres sẽ thay mình làm tiền đạo.
Thân Hoa Thượng Hải[sửa | sửa mã nguồn]
19/6/2012, Drogba chính thức gia nhập CLB Thân Hoa Thượng Hải của Trung Quốc theo dạng chuyển nhượng tự do. Bản hợp đồng có thời hạn 2.5 năm và anh sẽ được nhận mức lương 200.000 Bảng/tuần và ở đây anh cũng được gặp lại người đồng đội cũng từng ở Chelsea là Nicolas Anelka.
Galatasaray[sửa | sửa mã nguồn]
28/1/2013, Drogba chính thức gia nhập CLB Galatasaray của Thổ Nhĩ Kỳ theo dạng chuyển nhượng tự do. Bản hợp đồng có thời hạn 1.5 năm và ở đây anh cũng được gặp lại cầu thủ đồng hương trong màu áo Đội tuyển quốc gia là Emmanuel Eboué
Tại Galatasaray, tuy đã bước qua tuổi 35 nhưng Drogba vẫn có một phong độ chói sáng giúp Galatasaray đoạt chức vô địch quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ mùa giải 2012-2013.
Ngày 19 tháng 5 năm 2014 - Didier Drogba chính thức nói lời chia tay với CLB Galatasaray sau khi cùng đội bóng này đoạt Cup Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, anh đã để lại một kỷ niệm đẹp trong ngày chia tay khi quyết định từ thiện 1 triệu USD cho những nạn nhân trong vụ sập hầm mỏ tại Soma, Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 25/7/2014, Chelsea đã thông báo trên trang web chính thức của họ rằng Drogba đã trở về câu lạc bộ theo dạng chuyển nhượng tự do, và ký hợp đồng một năm. Phát biểu trước báo giới về việc trở lại, Drogba cho biết:''Đó là một quyết định dễ dàng, bởi tôi không thể từ chối cơ hội được một lần nữa làm việc cùng với Jose Mourinho. Mọi người hẳn cũng biết mối quan hệ đặc biệt giữa tôi và Chelsea nên tôi luôn cảm thấy nơi đây như là nhà của mình.''
Trong lần trở lại Chelsea, Drogba sẽ khoác áo số 11.
Đội tuyển quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]
Câu lạc bộ[sửa | sửa mã nguồn]
Đội tuyển quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]
Đội tuyển quốc gia | Năm | Giao hữu | Giải đấu quốc tế | Tổng cộng | |||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Trận | Bàn | Trận | Bàn | Trận | Bàn | ||
Côte d'Ivoire | |||||||
2002 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | |
2003 | 4 | 1 | 3 | 3 | 7 | 4 | |
2004 | 3 | 3 | 4 | 3 | 7 | 6 | |
2005 | 3 | 1 | 5 | 6 | 8 | 7 | |
2006 | 7 | 4 | 7 | 4 | 14 | 8 | |
2007 | 6 | 3 | 2 | 1 | 8 | 4 | |
2008 | 2 | 1 | 6 | 3 | 8 | 4 | |
2009 | 2 | 2 | 5 | 6 | 7 | 8 | |
2010 | 5 | 2 | 5 | 2 | 11 | 4 | |
2011 | 2 | 1 | 3 | 4 | 5 | 5 | |
2012 | 4 | 2 | 10 | 7 | 14 | 9 | |
2013 | 2 | 1 | 7 | 3 | 9 | 4 | |
2014 | 3 | 3 | 3 | 0 | 6 | 3 | |
Tổng sự nghiệp | 42 | 23 | 62 | 43 | 104 | 65 |
Bàn thắng quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]
# | Thời gian | Địa điểm | Đối thủ | Bàn thắng | Kết quả | Giải đấu |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | 11 tháng 2 năm 2003 | Sân vận động Gaston Petit, Châteauroux, Pháp | Cameroon | 2–0 | 3–0 | Giao hữu quốc tế |
2 | 8 tháng 6 năm 2003 | Sân vận động Félix Houphouët-Boigny, Abidjan, Bờ Biển Ngà | Burundi | 1–0 | 6–1 | Vòng loại CAN 2004 |
3 | 2–0 | |||||
4 | 3–0 | |||||
5 | 31 tháng 3 năm 2004 | Sân vận động Olympique de Radès, Radès, Tunisia | Tunisia | 1–0 | 2–0 | Giao hữu quốc tế |
6 | 2–0 | |||||
7 | 28 tháng 4 năm 2004 | Sân vận động de Aix-les-Bains, Aix-les-Bains, Pháp | Guinée | 1–0 | 4–2 | Giao hữu quốc tế |
8 | 6 tháng 6 năm 2004 | Sân vận động Félix Houphouët-Boigny, Abidjan, Bờ Biển Ngà | Libya | 2–0 | 2–0 | Vòng loại World Cup 2006 |
9 | 20 tháng 6 năm 2004 | Sân vận động Alexandria, Alexandria, Ai Cập | Ai Cập | 2–1 | 2–1 | Vòng loại World Cup 2006 |
10 | 5 tháng 9,2004 | Sân vận động Félix Houphouët-Boigny, Abidjan, Bờ Biển Ngà | Sudan | 1–0 | 5–0 | Vòng loại World Cup 2006 |
11 | 27 tháng 3 năm 2005 | Sân vận động Félix Houphouët-Boigny, Abidjan, Bờ Biển Ngà | Bénin | 1–1 | 2–1 | Vòng loại World Cup 2006 |
12 | 2–1 | |||||
13 | 19 tháng 6 năm 2005 | Sân vận động Félix Houphouët-Boigny, Abidjan, Bờ Biển Ngà | Ai Cập | 1–0 | 2–0 | Vòng loại World Cup 2006 |
14 | 2–0 | |||||
15 | 4 tháng 9 năm 2005 | Sân vận động Félix Houphouët-Boigny, Abidjan, Bờ Biển Ngà | Cameroon | 1–1 | 2–3 | Vòng loại World Cup 2006 |
16 | 2–2 | |||||
17 | 16 tháng 11 năm 2005 | Stade de Genève, Genève, Thụy Sĩ | Ý | 1–1 | 1–1 | Giao hữu quốc tế |
18 | 17 tháng 1 năm 2006 | Sân vận động Thành phố Thể thao Zayed, Abu Dhabi, UAE | Jordan | 1–0 | 1–0 | Giao hữu quốc tế |
19 | 21 tháng 1 năm 2006 | Sân vận động quốc tế Cairo, Cairo, Ai Cập | Maroc | 1–0 | 1–0 | CAN 2006 |
20 | 24 tháng 1 năm 2006 | Sân vận động quốc tế Cairo, Cairo, Ai Cập | Libya | 1–0 | 1–0 | CAN 2006 |
21 | 7 tháng 2 năm 2006 | Sân vận động Harras El-Hedoud, Alexandria, Ai Cập | Nigeria | 1–0 | 1–0 | CAN 2006 |
22 | 4 tháng 6 năm 2006 | Bondoufle, Pháp | Slovenia | 1–0 | 3–0 | Giao hữu quốc tế |
23 | 2–0 | |||||
24 | 10 tháng 6 năm 2006 | Volksparkstadion, Hamburg, Đức | Argentina | 1–2 | 1–2 | World Cup 2006 |
25 | 15 tháng 11 năm 2006 | Sân vận động Léon-Bollée, Le Mans, Pháp | Thụy Điển | 1–0 | 1–0 | Giao hữu quốc tế |
26 | 6 tháng 2 năm 2007 | Sân vận động Robert Diochon, Rouen, Pháp | Guinée | 1–0 | 1–0 | Giao hữu quốc tế |
27 | 3 tháng 6 năm 2007 | Sân vận động Bouaké, Bouake, Bờ Biển Ngà | Madagascar | 5–0 | 5–0 | Vòng loại CAN 2008 |
28 | 17 tháng 10 năm 2007 | Sân vận động Tivoli-Neu, Innsbruck, Áo | Áo | 1–1 | 2–3 | Giao hữu quốc tế |
29 | 2–3 | |||||
30 | 12 tháng 1 năm 2008 | Sân vận động Mohammed Al-Hamad, Kuwait City, Kuwait | Kuwait | 2–0 | 2–0 | Giao hữu quốc tế |
31 | 25 tháng 1 năm 2008 | Sân vận động Sekondi-Takoradi, Sekondi, Ghana | Bénin | 1–0 | 4–1 | Vòng loại CAN 2008 |
32 | 29 tháng 1,2008 | Sân vận động Thể thao Accra, Accra, Ghana | Mali | 1–0 | 3–0 | CAN 2008 |
33 | 3 tháng 2,2008 | Sân vận động Sekondi-Takoradi, Sekondi, Ghana | Guinée | 2–0 | 5–0 | CAN 2008 |
34 | 11 tháng 2 năm 2009 | Sân vận động İzmir Atatürk, Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ | Thổ Nhĩ Kỳ | 1–1 | 1–1 | Giao hữu quốc tế |
35 | 29 tháng 3 năm 2009 | Sân vận động Félix Houphouët-Boigny, Abidjan, Bờ Biển Ngà | Malawi | 2–0 | 5–0 | Vòng loại World Cup 2010 |
36 | 3–0 | |||||
37 | 20 tháng 6 năm 2009 | Sân vận động 4 tháng 8, Ouagadougou, Burkina Faso | Burkina Faso | 3–1 | 3–2 | Vòng loại World Cup 2010 |
38 | 5 tháng 9 năm 2009 | Sân vận động Félix Houphouët-Boigny, Abidjan, Bờ Biển Ngà | Burkina Faso | 2–0 | 5–0 | Vòng loại World Cup 2010 |
39 | 4–0 | |||||
40 | 10 tháng 10 năm 2009 | Sân vận động Kamuzu, Blantyre, Malawi | Malawi | 1–1 | 1–1 | Vòng loại World Cup 2010 |
41 | 4 tháng 1 năm 2010 | Sân vận động quốc gia Benjamin Mkapa, Dar es Salaam, Tanzania | Tanzania | 1–0 | 1–0 | Giao hữu quốc tế |
42 | 15 tháng 1 năm 2010 | Sân vận động Chimandela, Cabinda, Angola | Ghana | 3–0 | 3–1 | CAN 2010 |
43 | 30 tháng 5 năm 2010 | Sân vận động Joseph-Moynat, Thonon-les-Bains, Pháp | Paraguay | 1–0 | 2–2 | Giao hữu quốc tế |
44 | 20 tháng 6,2010 | Sân vận động Soccer City, Johannesburg, Nam Phi | Brasil | 1–3 | 1–3 | World Cup 2010 |
45 | 27 tháng 3 năm 2011 | Sân vận động Thể thao Accra, Accra, Ghana | Bénin | 1–1 | 2–1 | Vòng loại CAN 2012 |
46 | 2–1 | |||||
47 | 5 tháng 6 năm 2011 | Sân vận động l'Amitié, Cotonou, Bénin | Bénin | 2–0 | 6–2 | Vòng loại CAN 2012 |
48 | 4–2 | |||||
49 | 10 tháng 8 năm 2011 | Stade de Genève, Genève, Thụy Sĩ | Israel | 4–2 | 4–3 | Giao hữu quốc tế |
50 | 13 tháng 11 năm 2012 | Sân vận động Thành phố Thể thao Zayed, Abu Dhabi, UAE | Tunisia | 2–0 | 2–0 | Giao hữu |
51 | 22 tháng 1 năm 2012 | Sân vận động Malabo, Malabo, Guinea Xích đạo | Sudan | 1–0 | 1–0 | CAN 2012 |
52 | 4 tháng 2 năm 2012 | Sân vận động Malabo, Malabo, Guinea Xích đạo | Guinea Xích Đạo | 1–0 | 3–0 | 2012 Africa Cup of Nations |
53 | 2–0 | |||||
54 | 2 tháng 6 năm 2012 | Sân vận động Félix Houphouët-Boigny, Abidjan, Bờ Biển Ngà | Tanzania | 2–0 | 2–0 | Vòng loại World Cup 2014 |
55 | 8 tháng 9 năm 2012 | Sân vận động Félix Houphouët-Boigny, Abidjan, Bờ Biển Ngà | Sénégal | 3–2 | 4–2 | Vòng loại World Cup 2014 |
56 | 13 tháng 10 năm 2012 | Sân vận động Leopold Senghor, Dakar, Sénégal | Sénégal | 1–0 | 2–0 | Vòng loại CAN 2013 |
57 | 2–0 | |||||
58 | 14 tháng 11 năm 2012 | Sân vận động Linzer, Linz, Áo | Áo | 2–0 | 3–0 | Giao hữu quốc tế |
59 | 30 tháng 1 năm 2013 | Sân vận động Royal Bafokeng, Rustenburg, Nam Phi | Algérie | 1–2 | 2–2 | CAN 2013 |
60 | 14 tháng 8 năm 2013 | Sân vận động MetLife, East Rutherford, Hoa Kỳ | México | 1–3 | 1–4 | Giao hữu quốc tế |
61 | 7 tháng 9 năm 2013 | Sân vận động Félix Houphouët-Boigny, Abidjan, Bờ Biển Ngà | Maroc | 1–1 | 1–1 | Vòng loại World Cup 2014 |
62 | 12 tháng 10 năm 2013 | Sân vận động Félix Houphouët-Boigny, Abidjan, Bờ Biển Ngà | Sénégal | 1–0 | 3–1 | Vòng loại World Cup 2014 |
63 | 5 tháng 3 năm 2014 | Sân vận động Baudouin, Brussels, Bỉ | Bỉ | 1–2 | 2–2 | Giao hữu quốc tế |
64 | 31 tháng 5 năm 2014 | Sân vận động Edward Jones Dome, St. Louis, Hoa Kỳ | Bosna và Hercegovina | 1–2 | 1–2 | Giao hữu quốc tế |
65 | 4 tháng 6 năm 2014 | Sân vận động Toyota, Frisco, Hoa Kỳ | El Salvador | 2–0 | 2–1 | Giao hữu quốc tế |
Sự nghiệp cầu thủ[sửa | sửa mã nguồn]
Olympique de Marseille
- Á quân UEFA cup: 2004
- Cầu thủ xuất sắc nhất Ligue 1: 2004
Chelsea FC[sửa | sửa mã nguồn]
- Vô địch UEFA Champions League: 2012
- Á quân UEFA Champions League: 2008
- Bán kết UEFA Champions League: 2005,2007,2009
- Vô địch Ngoại hạng Anh (Premier League): 2005, 2006, 2010,2015
- Á quân Ngoại hạng Anh (Premier League): 2007, 2008,2011
- Vô địch The FA Cup: 2007, 2009, 2010, 2012
- Vô địch Siêu cúp Anh (FA Community Shield): 2005, 2009
- Vô địch Cúp liên đoàn (Football League Cup): 2005, 2007,2015
- Á quân Carling cup: 2008
Galatasaray S.K.[sửa | sửa mã nguồn]
ĐT Bờ Biển Ngà (Cote d'Ivoire)
- Á quân Cúp châu Phi (ACF African cup of National): 2012
Cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]
Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Didier Drogba |
No comments:
Post a Comment