Địa lý kinh tế là một chuyên ngành vừa thuộc kinh tế học ứng dụng vừa thuộc địa lý nhân văn chuyên nghiên cứu về địa điểm, phân bố và tổ chức không gian của các hoạt động kinh tế. Nó áp dụng các phương pháp nghiên cứu cả của kinh tế học lẫn của địa lý học nhân văn.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu[sửa | sửa mã nguồn]
Phân bố các hoạt động kinh tế chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: môi trường, xã hội, chính trị, lịch sử, v.v... Địa chất có thể ảnh hưởng tới tính sẵn có của nguồn lực, địa hình, chi phí vận tải, và chất lượng đất từ đó tác động tới các hoạt động kinh tế. Khí hậu có thể ảnh hưởng tới tính sẵn có của nguồn lực (như lâm sản) và quy hoạch vùng nông nghiệp. Các thể chế xã hội và chính trị đặc thù của một khu vực cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới những quyết định kinh tế.
Địa lý kinh tế tập trung nghiên cứu các khía cạnh không gian của những hoạt động kinh tế ở các quy mô khác nhau. Khoảng cách tới một thành phố hay khu trung tâm thương mại (với tư cách là một thị trường có nhu cầu về các sản phẩm) đóng vai trò quan trọng trong quyết định kinh tế của xí nghiệp. Trong khi đó, các nhân tố khác như đường ra biển và nguồn nguyên liệu thô như dầu lửa lại ảnh hưởng tới những điều kiện kinh tế của các nước. Chẳng hạn, như vị trí cảng biển đối với kinh tế Singapore hay dầu lửa đối với kinh tế Ả Rập Xê Út.
- Địa lý kinh tế lý thuyết tập trung vào xây dựng các lý luận về quy hoạch không gian và phân bố các hoạt động kinh tế.
- Địa lý kinh tế lịch sử nghiên cứu lịch sử và sự phát triển khía cạnh không gian của cơ cấu kinh tế.
- Địa lý kinh tế vùng xem xét các điều kiện kinh tế của các khu vực hay quốc gia nào đó trên thế giới. Nó cũng nghiên cứu cả xu thế khu vực hóa kinh tế.
- Địa lý kinh tế phê phán là phương pháp nghiên cứu mang quan điểm của môn địa lý phê phán đương đại và triết lý của nó.
- Địa lý kinh tế hành vi xem xét quá trình nhận thức ẩn sau việc lựa chọn không gian, ra quyết định về địa điểm và hành vi của xí nghiệp[1] và các cá nhân.
Môn địa lý kinh tế bao gồm các mảng sau:
- Địa lý nông nghiệp
- Địa lý công nghiệp
- Địa lý dịch vụ
- Địa lý giao thông vận tải
- và các mảng khác
Tuy nhiên, các mảng có thể trùng nhau ở một số chủ đề.
Địa kinh tế (geo-economics) nghiên cứu các yếu tố không gian và chính trị tác động thế nào đến nền kinh tế và đến các loại tài nguyên.
- ^ Schoenberger, E. (2001): Corporate autobiographies: the narrative strategies of
corporate strategists. Journal of Economic Geography 1, 277-98.
- Lloyd, P. E. - Dicken, P. (1977): Location in space - A Theoretical Approach to Economic Geography, Second Edition. Harper & Row Ltd, Luân Đôn.
- Massey, D. (1984): Spatial Divisions of Labour, Social Structures and the Structure of Production, MacMillan, Luân Đôn.
- Lee, R. - Wills, J. (1997): Geographies of Economies, Arnold, Luân Đôn.
- Dicken, P. (2003): Global Shift: Reshaping the Global Economic Map in the 21st Century, Fourth Edition. The Guilford Press.
- Masahisa Fujita - Tomoya Mori (2005): Frontiers of the New Economic Geography, Discussion Papers No. 27, Institute of Developing Countries.
Economic Geography - founded and published quarterly at Clark University since 1925
Journal of Economic Geography - published by Oxford University Press since 2001
Zeitschrift für Wirtschaftsgeographie - The German Journal of Economic Geography published since 1956.
Tijdschrift voor economische en sociale geografie (TESG) - Published by The Royal Dutch Geographical Society (KNAG) since 1948.
Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Địa lý kinh tế |
No comments:
Post a Comment