Thursday, 18 October 2018

Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương – Wikipedia tiếng Việt


Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương (ký hiệu toàn tuyến là CT.01) là đường cao tốc nối Thành phố Hồ Chí Minh với Tiền Giang nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Đây là một phần của tuyến Đường cao tốc Bắc - Nam. Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương có điểm đầu tuyến là nút giao thông Chợ Đệm, xã Tân Túc, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh; đi qua địa bàn các xã, phường, thị trấn: thị trấn Tân Túc (huyện Bình Chánh) của thành phố Hồ Chí Minh; Mỹ Yên, Tân Bửu, Thanh Phú, An Thạnh, Thạnh Đức (huyện Bến Lức), Nhị Thành, Bình Thạnh (huyện Thủ Thừa), Hướng Thọ Phú, Lợi Bình Nhơn (thành phố Tân An) của tỉnh Long An; Tân Lập 1, (huyện Tân Phước), Tân Hội Đông, Tân Lý Đông, Tam Hiệp, Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành) của tỉnh Tiền Giang. Điểm cuối là nút giao thông Thân Cửu Nghĩa (km 50) huyện Châu Thành, Tiền Giang[1].





Ngày 16-12/2004, tại huyện Bến Lức (Long An), Thủ tướng Phan Văn Khải đã phát lệnh khởi công xây dựng tuyến đường cao tốc đầu tiên của miền Nam từ Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương.



  • Công trình do Bộ GTVT làm chủ đầu tư.

  • Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 thi công.

  • Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - Bộ Quốc phòng thi công.

  • Công ty QCI (Cuba) làm tư vấn giám sát.

Sáng 3 tháng 2, năm 2010[2] Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận thuộc Bộ Giao thông Vận tải tổ chức thông xe và khai thác tạm thời tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương để giải quyết tình trạng quá tải trên Quốc lộ 1A trong dịp Tết Canh Dần.

Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương có chiều dài toàn tuyến là 61,9 km[1][2], vận tốc thiết kế 120 km/giờ[1][2], có tổng kinh phí đầu tư 9.884 tỷ đồng được Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đưa vào khai thác tạm thời với 4 làn xe ô tô[1][2].

Việc đưa vào khai tuyến đường cao tốc này đáp ứng cho khoảng 50.000 lượt ô tô qua lại mỗi ngày và dự kiến đến Tết Canh Dần lưu lượng xe sẽ có khả năng tăng gấp đôi. Với tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, thời gian từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Tiền Giang được rút ngắn chỉ còn khoảng 30 phút, thay vì 90 phút như trước đó[1].



  • Cấm xe máy đi đường cao tốc.

  • Đối với xe ô tô và các loại xe tượng tự ô tô: Tốc độ lưu hành tối đa của phương tiện là 120 km/h, tối thiểu 60 km/h, tại dải phân cách giữa, và tốc độ tối đa 80 km, tối thiểu 50 km mỗi giờ trên làn cạnh làn dừng khẩn cấp[3].



Bộ giao thông vận tải đã có Quyết định 819/QĐ-BGTVT ngày 6 tháng 4, năm 2012 về thực hiện quản lý bảo trì và bảo dưỡng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, Tổng cục đường bộ Việt Nam cũng đã có quyết định giao nhiệm vụ tiếp nhận quản lý bảo trì tuyến đường cao tốc cho Khu quản lý đường bộ VII[4].

Bắt đầu từ ngày 1 tháng 6, năm 2012, Nhà đầu tư tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương chính thức bàn giao tuyến đường cho Khu quản lý đường bộ VII tổ chức quản lý bảo trì và khai thác[4].

Khu quản lý đường bộ VII cho biết: Mới nhận trách nhiệm quản lý tuyến đường, còn tất cả hiện trạng trên đó như thế nào thì chưa nhận. Công ty Đường bộ 715 là đơn vị tạm thời được giao trực tiếp đảm nhận quản lý bảo trì tuyến đường cao tốc báo cáo: Mỗi tháng chi phí cho công tác quản lý bảo trì tuyến đường khoảng 3 tỷ đồng[4].




  1. ^ a ă â b c Thông xe đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, Theo website Vov, Cập nhật lúc: 7:58 PM, 03/02/2010.

  2. ^ a ă â b Đường cao tốc TP HCM - Trung Lương trước ngày thông xe, Theo website Vnexress, Thứ tư, 13/1/2010, 09:41.

  3. ^ “Cấm xe máy đi đường cao tốc TP HCM - Trung Lương”. VnExpress. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2015. 

  4. ^ a ă â ĐCT TP. Hồ Chí Minh-Trung Lương: Cần chế tài cho quản lý, bảo trì, Theo website giao thông vận tải, Cập nhật, 08:07, Thứ Tư, 20/06/2012.



No comments:

Post a Comment