Vũ (武 hoặc 禹) hay Võ (武) là một họ phổ biến tại Việt Nam và Trung Quốc. Số lượng người mang họ Vũ phổ đứng thứ bảy với 3.9% dân số tại Việt Nam.[1]
Tại Trung Quốc, có nhiều họ có thể phiên âm thành Vũ, như họ Vũ (武), Vũ (禹) và một chữ có thể dùng làm họ khác như Vũ (羽) hay Vũ (萭). Ngoài ra còn một họ kép là họ Vũ Văn (宇文) hay gây hiểu sai.
Tương truyền họ Vũ ở Hải Dương có nguồn gốc đầu tiên tại làng Mộ Trạch tỉnh Hải Dương, miền Bắc Việt Nam[2]. Tuy nhiên, không phải tất cả các gia tộc họ Vũ tại Hải Dương và Việt Nam đều có cùng gốc từ đây.[3] Theo gia phả, tộc phả và thần phả ở làng Mộ Trạch, tỉnh Hải Dương, ông tổ họ Vũ là Vũ Hồn (804-853), là quan đô hộ của nhà Đường cắt cử xuống Việt Nam. Hiện có đền thờ tại Mộ Trạch, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.[4][5][6]
Bắt đầu từ Quảng Bình cho tới hết các tỉnh miền Nam, do kiêng húy thụy hiệu của chúa Nguyễn Phúc Khoát (hiệu Vũ Vương), "Vũ" được đổi thành "Võ".[3]
Theo Lê Trung Hoa trong cuốn Họ và tên người Việt Nam, tại Việt Nam số lượng người mang họ Vũ xếp thứ bảy, với 3,9% dân số.[1] Hiện tại, hai dòng họ Vũ và họ Võ tồn tại độc lập, có thờ cúng tổ tiên chung hoặc riêng nên việc nhận định họ này chung một họ còn nhiều tranh cãi.
Những người Việt Nam nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]
Quân sự[sửa | sửa mã nguồn]
- Bát Nàn hay Thục Nương, theo truyền thuyết mang họ Vũ, tướng thời Hai Bà Trưng.
- Vũ Hải, Bạt Hải Đại vương, tương truyền là tướng nhà Trần, đền thờ ở Du Lễ (Kiến Thụy, Hải Phòng).
- Vũ Uy, một trong 18 tướng lĩnh tham gia Hội thề Lũng Nhai cùng Lê Lợi chống giặc Minh. Đền thờ ở thị trấn Nông Cống, Thanh Hóa.
- Các chúa Bầu thời Lê - Mạc: Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật, Vũ Công Kỷ, Vũ Đức Cung, Vũ Công Ứng, Vũ Công Sực, Vũ Công Tuấn.
- Bà chúa Bầu họ Vũ, húy Ngọc Anh, con gái chúa Bầu Vũ Văn Mật.
- Vũ Hộ hay Mạc Bang Hộ, tướng lĩnh, khai quốc công thần nhà Mạc.
- Vũ Sư Thước, tướng nhà Lê Trung hưng.
- Vũ Trác Oánh, một thủ lĩnh trong khởi nghĩa Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ trong khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài.
- Vũ Đình Dung, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Ngân Già trong khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài.
- Võ Di Nguy, tướng chúa Nguyễn.
- Vũ Văn Dũng hay Võ Văn Dũng, đại tướng nhà Tây Sơn, một trong Tây Sơn thất hổ tướng.
- Võ Ðình Tú, đại tướng nhà Tây Sơn, một trong Tây Sơn thất hổ tướng.
- Vũ Văn Thành, tướng nhà Tây Sơn.
- Vũ Văn Nhậm, tướng nhà Tây Sơn.
- Võ Thị Thái, nữ tướng nhà Tây Sơn.
- Võ Thị Đức, nữ tướng nhà Tây Sơn.
- Võ Tánh, tướng chúa Nguyễn Ánh.
- Võ Duy Ninh, Tổng đốc, quan chức cấp cao đầu tiên của triều Nguyễn hy sinh trong cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược năm 1858.
- Võ Duy Dương (Thiên Hộ Dương), lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp (1862-1866) ở Đồng Tháp Mười, Việt Nam.
- Vũ Hữu Lợi, sỹ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương.
- Vũ Nguyên Bác (tức Nguyễn Sơn), Lưỡng quốc tướng quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa.
- Võ Nguyên Giáp, Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Võ Bẩm, Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Vũ Xuân Chiêm, Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Vũ Chí Thực, Thiếu tướng Công an Nhân dân Việt Nam.
- Võ Văn Tuấn, Thượng tướng, phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam
Quan lại[sửa | sửa mã nguồn]
- Vũ Mộng Nguyên, Tiến sĩ nhà Hồ, đại thần nhà Lê sơ.
- Vũ Kiệt, Trạng nguyên thời Lê Thánh Tông.
- Vũ Tuấn Chiêu, Trạng nguyên thời Lê Thánh Tông.
- Vũ Duệ, Trạng nguyên thời Lê Thánh Tông.
- Vũ Dương hay Vũ Tích, Trạng nguyên thời Lê Thánh Tông.
- Vũ Duy Chu, Thám hoa thời Lê Tương Dực.
- Vũ Hữu Chính, Thám hoa thời Mạc Mậu Hợp.
- Vũ Văn Khuê, Thám hoa thời Mạc Mậu Hợp.
- Vũ Giới, Trạng nguyên thời Mạc Mậu Hợp.
- Vũ Công Đạo, quan nhà Lê Trung hưng.
- Vũ Duy Chí, quan nhà Lê Trung hưng.
- Vũ Duy Đoán, Tiến sĩ thời Lê Huyền Tông.
- Vũ Thạnh, nhà thơ, Đình nguyên Thám hoa thời Lê Hy Tông.
- Vũ Công Tể, Đình nguyên Thám hoa thời Lê Dụ Tông.
- Vũ Huyên, Tiến sĩ thời Lê Dụ Tông, kỳ thủ nổi tiếng thời phong kiến Việt Nam, được dân gian gọi là Trạng Cờ, cùng với Trạng ăn Lê Nại, Trạng Toán Vũ Hữu, Trạng vật Vũ Phong và Trạng chạy Vũ Cương Trực được xếp chung làm Năm ông trạng làng Mộ Trạch.[7]
- Vũ Diễm, Đình nguyên Hoàng giáp thời Lê Ý Tông.
- Vũ Miên, Hội nguyên Tiến sĩ, Tể tướng, Chỉ đạo biên soạn Quốc sử
- Vũ Huy Tấn, quan nhà Tây Sơn.
- Vũ Xuân Cẩn hay Võ Xuân Cẩn, đại thần nhà Nguyễn.
- Võ Trọng Bình, Cử nhân thời Minh Mạng, đại thần nhà Nguyễn.
- Vũ Tông Phan, Tiến sĩ đời Minh Mạng.
- Vũ Duy Thanh, Đình nguyên Bảng nhãn (trạng Bồng), nhà canh tân.
- Vũ Phạm Khải, quan triều Nguyễn (Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức).
- Vũ Huy Dực, Thám hoa thời Tự Đức, cùng khoa với Vũ Duy Thanh.
- Vũ Nhự, Hoàng giáp thời Tự Đức.
- Vũ Phạm Hàm, Tam nguyên, Thám hoa cuối cùng của triều Nguyễn.
- Vũ Hồng Lượng Tiến sĩ Đại thần nhà Lê Trung Hưng
Chính trị[sửa | sửa mã nguồn]
- Vũ Anh (bí danh Trịnh Đông Hải), nhà cách mạng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Công sản Việt Nam khóa 1.
- Võ Liêm Sơn, nhà nho yêu nước.
- Võ Sĩ (tức Lê Văn Sỹ), liệt sĩ cách mạng Việt Nam, Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn (1948).
- Võ Văn Tần, nhà cách mạng, Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn (1931-1932), Bí thư Tỉnh ủy Gia Định (1932-1937).
- Võ Văn Ngân, nhà cách mạng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Định (1931-1932), Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn (1932-1935).
- Vũ Hồng Khanh, lãnh tụ Việt Nam Quốc dân đảng, phó chủ tịch Chính phủ Liên hiệp Quốc gia.
- Võ Trần Chí, nhà cách mạng, Bí thư Tỉnh ủy Long An (1964-1967), Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (1986-1996)
- Vũ Mão, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
- Vũ Văn Mẫu, luật sư, chính trị gia, Bộ trưởng Ngoại giao, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa.
- Võ Chí Công, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
- Vũ Thiện Tuấn (tức Trần Xuân Bách), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI.
- Vũ Đình Hòe, luật sư, nhà báo, Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục trong Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Vũ Quốc Hùng, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Vũ Khoan, Phó Thủ tướng Việt Nam.
- Vũ Tuân, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Thực phẩm.
- Vũ Ngọc Hải, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Việt Nam, người xây dựng đường dây vận tải điện 500KV.
- Vũ Văn Cẩn, Thiếu tướng Quân y Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam.
- Vũ Đức Huề tức Trần Quang Huy, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Pháp chế, nay là Bộ Tư pháp Việt Nam.
- Vũ Oanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam.
- Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam.
- Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam.
- Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư.
- Võ Kim Cự, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.
- Vũ Đức Đam, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh (2010-2011), Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (2011-2013), Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
- Võ Văn Thưởng, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
- Vũ Bằng, (tức Phương Minh Nam) Bí thư tỉnh Hà Bắc, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng Phó chủ nhiệm văn phòng Hội đồng Bộ trưởng nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà 1970-198x)
Văn học[sửa | sửa mã nguồn]
- Vũ Quỳnh, người tham gia tu sửa Đại Việt sử ký toàn thư.
- Vũ Cán, nhà thơ, tác giả Tùng Hiên thi tập và Tứ lục bị lãm.
- Vũ Cẩn, nhà thơ, tác giả Tinh thiều kỷ hành.
- Vũ Phương Đề tác giả Công dư tiệp ký.
- Vũ Quốc Trân, tương truyền là tác giả của truyện Nôm Bích Câu kỳ ngộ.
- Vũ Trinh, nhà thơ, nhà văn, luật gia, tác giả Lan Trì kiến văn lục, Hoàng triều luật lệ.
- Vũ Trọng Phụng, nhà văn.
- Vũ Ngọc Phan, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học.
- Tam Lang Vũ Đình Chí, nhà văn, nhà báo.
- Vũ Hoàng Chương, nhà thơ.
- Vũ Đình Long, chủ báo, nhà viết kịch, tác giả Chén thuốc độc, vở kịch đầu tiên của Việt Nam.
- Vũ Đình Liên nhà thơ, nhà giáo nhân dân.
- Vũ Bằng, nhà văn, tác giả Thương nhớ Mười Hai.
- Vũ Anh Khanh, tên thật là Võ Văn Khanh, nhà thơ, nhà văn Việt Nam thời kháng Pháp.
- Vũ Cao, nhà thơ, tác giả bài Núi đôi.
- Vũ Đình Văn, nhà thơ.
- Võ Quảng, nhà văn thiếu nhi Việt Nam.
- Vũ Tú Nam, nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Nhà nước về văn học & nghệ thuật năm 2001.
- Vũ Quốc Uy, nhà hoạt động cách mạng trong lĩnh vực văn hóa, lãnh đạo Thành phố Hải Phòng thời kháng chiến chống Pháp, tác giả sách Bình minh trên sông Cấm.
- Vũ Khắc Khoan, nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam.
- Vũ Đức Sao Biển, nhạc sĩ, nhà văn và nhà báo Việt Nam.
- Vũ Đình Văn, nhà thơ Việt Nam.
- Võ Đắc Danh, nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch, đạo diễn phim tài liệu Việt Nam.
- Vũ Ngọc Tiến (1946), nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch bản phim tài liệu Việt Nam
Nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]
- Vũ Như Tô, người phụ trách xây dựng "Cửu trùng đài".
- Vũ Năng An, nhiếp ảnh gia, nguyên Giám đốc Hãng Phim truyện Việt Nam.
- Vũ Văn Ký, tức Văn Ký, nhạc sĩ.
- Vũ Tuấn Đức, nhạc sư nhạc cụ dân tộc.
- Vũ Thị Định, tức Hoa Tâm, nghệ sĩ chèo.
- Vũ Thị Lệ Thi, diễn viên ca kịch dân tộc Việt Nam.
- Vũ Bá Oai, võ sư Việt Nam.
- Vũ Thanh Tú, diễn viên điện ảnh và sân khấu.
- Vũ Dậu, ca sĩ.
- Võ An Ninh, nhiếp ảnh gia.
- Vũ Cao Đàm, họa sĩ, nhà điêu khắc Việt Nam.
- Vũ Giáng Hương, nữ họa sĩ Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam.
- Võ Hùng Kiệt, bút danh Vivi, họa sĩ và nhà điệu khắc Việt Nam
- Vũ Hà Ngọc Huyền (tức NSƯT Ngọc Huyền), danh ca cải lương Việt Nam.
Khoa học và giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]
- Võ Tử Văn (tên cũ là Vũ Văn Thọ): Phó bảng thời Tự Đức, Tư nghiệp trường Quốc Tử giám, sau đó làm Toản tu sử quán...
- Vũ Hữu, Tiến sĩ Nho học, nhà toán học thời phong kiến, tác giả [[Đại
- Võ Trường Toản hay Vũ Trường Toản, nhà giáo, người mở mang việc giáo dục ở Đàng Trong thế kỉ XVIII.
- Vũ Tuyên Hoàng, nhà nông học.
- Vũ Đình Tụng, bác sĩ, Bộ trưởng Bộ Thương binh Việt Nam.
- Vũ Công Hòe, bác sĩ, Chủ tịch Hội Giải phẫu bệnh - Y pháp Việt Nam.
- Vũ Ngọc Khánh, Giáo sư, người có nhiều công trình nghiên cứu về Thăng Long, Hà Nội.
- Võ Thuần Nho, Thứ trưởng Bộ giáo dục Việt Nam, em trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- Võ Hồng Anh, nhà Vật lý Việt Nam, con gái Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- Võ Tòng Xuân, giáo sư, nhà giáo nhân dân, nhà nông học.
- Vũ Công Hậu (1917-1996) GS. TS, nhà nông học, tác giả "Trồng cây ăn quả ở Việt Nam" [8]
- Võ Quý, Giáo sư, TSKH.
- Võ Đình Tuấn, người Mỹ gốc Việt, nhà khoa học, nổi tiếng vì các thành tựu quang sinh học.
- Vũ Ngọc Liễn, nhà nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu hát bội và sân khấu Việt Nam.
- Vũ Văn Hiền, nhà báo, luật gia, giảng viên, Bộ trưởng Bộ Tài chính trong chính phủ Trần Trọng Kim.
- Vũ Quốc Bình, Thiếu tướng Quân y QĐNDVN.
- Vũ Công Lập, nhà vật lý, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, công tác tại Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự, nhà báo[9].
- Võ Văn Hoàng, nhà vật lý hoc Việt Nam.
- Vũ Đình Cự, nhà khoa học, nhà vật lý học Việt Nam nổi tiếng với nghiên cứu rà phá bom từ trường, ngư lôi, Phó chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.
- Vũ Như Canh, nhà giáo Việt Nam.
- Vũ Văn Hiền, Tổng Thư ký Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Việt Nam.
- Võ Đình Tuấn, nhà khoa học, nhà sáng chế người Mỹ gốc Việt.
- Vũ Hà Văn, nhà toán học Việt Nam.
- Vũ Ngọc Phan, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học hiện đại và văn học dân gian Việt Nam.
Lĩnh vực khác[sửa | sửa mã nguồn]
- Phêrô Võ Thành Trinh, linh mục Công giáo Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam.
- Giuse Maria Vũ Duy Nhất, giám mục Công giáo Việt Nam, Giám mục chính tòa Giáo phận Bùi Chu.
- Giuse Vũ Văn Thiên, giám mục Công giáo Việt Nam, Giám mục chính tòa Giáo phận Hải Phòng
- Antôn Vũ Huy Chương, giám mục Công giáo Việt Nam, Giám mục chính tòa Giáo phận Đà Lạt
- Giuse Vũ Duy Thống (1952 - 2017) giám mục Công giáo Việt Nam, Giám mục chính tòa Giáo phận Phan Thiết.
- Giuse Võ Đức Minh, giám mục Công giáo Việt Nam, Giám mục chính tòa Giáo phận Nha Trang.
- Gioan Maria Vũ Tất, giám mục Công giáo Việt Nam, Giám mục chính tòa Giáo phận Hưng Hóa.
- Thích Thanh Nhiễu, tục danh Vũ Đức Chính, Hòa thượng, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Bái Đính.
- Võ Văn Bảy, vận động viên quần vợt Việt Nam, HCV Seap games 1 (1959), HCB đôi nam Asiad V (1966).
- Vũ Thị Hương, vận động viên điền kinh Việt Nam.
- Vũ Trà My, HCV Segames 24 môn Wushu.
- Vũ Thị Nguyệt Ánh, HCV Segames 24 môn Karatedo hạng 48 kg.
- Vũ Bá Đông, HCV Segames 24 và HCV Đại hội Thể thao Thế giới (2013) môn Sport Aerobic.
- Võ Minh Nhất, vô địch Cờ tướng quốc gia 2010, Hạng 4 cá nhân châu Á (2013).
- Võ Hoàng Bửu, huấn luyện viên bóng đá, cựu tuyển thủ quốc gia Việt Nam.
- Vũ Trường Giang, huấn luyện viên, cựu cầu thủ bóng đá.
- Vũ Văn Tư, cựu cầu thủ bóng đá, cựu Huấn luyện viên Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam.
- Vũ Quang Bảo, huấn luyện viên, cựu cầu thủ bóng đá.
- Võ Văn Hạnh, cựu cầu thủ bóng đá, cựu tuyển thủ quốc gia Việt Nam, thủ môn đầu tiên nhận Quả bóng vàng Việt Nam (2002).
- Vũ Như Thành, cầu thủ bóng đá, cựu tuyển thủ quốc gia Việt Nam.
- Vũ Minh Tuấn, cầu thủ bóng đá, tuyển thủ quốc gia Việt Nam.
- Võ Ngọc Cường, cầu thủ bóng đá, tuyển thủ quốc gia Việt Nam.
- Võ Hoàng Quảng, cầu thủ bóng đá, tuyển thủ quốc gia Việt Nam.
- Võ Huy Toàn, cầu thủ bóng đá, tuyển thủ quốc gia Việt Nam.
- Võ Ngọc Đức, cầu thủ bóng đá, tuyển thủ quốc gia Việt Nam.
- Vũ Minh Thúy, Á hậu Việt Nam năm 1996.
- Vũ Thị Thu, Á hậu Việt Nam năm 1998.
- Vũ Hoàng Điệp, Người đạt danh hiệu "Người đẹp quốc tế 2009" tại Trung Quốc.
- Võ Hoàng Yến, Á hậu Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam năm 2008, đại diện của Việt Nam tham dự Hoa hậu Hoàn vũ (2009).
- Vũ Thị Hoàng My, Á hậu Việt Nam năm 2010, đại diện của Việt Nam tham dự Hoa hậu Hoàn vũ (2011) và Hoa hậu Thế giới (2012).
- Vũ Hà Anh tức Vũ Nguyễn Hà Anh, người mẫu, ca sĩ người Việt Nam.
Những người Trung Quốc nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]
Trung đại[sửa | sửa mã nguồn]
- Võ Sĩ Hoạch, tướng lĩnh khai quốc nhà Đường.
- Võ Tắc Thiên, người sáng lập nhà Võ Chu. Bà là hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị, thân mẫu Đường Trung Tông Lý Hiển và Đường Duệ Tông Lý Đán, tổ mẫu Đường Huyền Tông Lý Long Cơ.
- Võ Tam Tư, thân vương nhà Võ Chu.
- Võ Du Kỵ, thân vương nhà Võ Chu, chồng Công chúa Thái Bình.
- Vũ Huệ phi, hoàng hậu của vua Đường Huyền Tông.
- Vũ hiền dung, hoàng hậu của vua Đường Huyền Tông.
- Võ Thực, quan lại thời Minh, được Thi Nại Am hư cấu thành nhân vật Võ Đại Lang trong Thuỷ hử, là anh trai Võ Tòng.
- Võ Tòng, thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân thời Tống, nhân vật trong Thủy Hử.
- Vũ Tiên, đại thần nhà Kim.
- Vũ Huấn, ăn mày và nhà giáo dục thời Thanh.
No comments:
Post a Comment